Ép người khác uống rượu bia ngày Tết bị phạt bao nhiêu tiền?

Xin chào Luật sư Hải Phòng, tôi là Tuấn Dương. Hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng. Tôi đang làm nhân viên sale cho một công ty bất động sản. Do tính chất công việc nên tôi thường xuyên phải đi uống rượu bia cùng các khách hàng, đối tác nhất là trong các dịp lễ tết. Tuy nhiên trong các bữa tiệc gặp đối tác nhiều lần tôi bị ép uống rượu bia quá mức khiến cơ thể tôi không được khỏe, vì thế nên tôi cảm thấy khá khó chịu khi bị ép uống rượu bia. Chính vì vậy tôi có thắc mắc muốn hỏi Luật sư như sau: Ép người khác uống rượu bia ngày Tết bị phạt bao nhiêu tiền? Người uống gây thiệt hại, người ép phải bồi thường không? Mong Luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Vậy, hành vi này, có thể bị xử lý thế nào? Hãy cùng Luật sư Hải Phòng tìm hiểu vấn đề này, qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Phòng chống tác tại của rượu bia 2019
  • Nghị định 117/2020/NĐ-CP
  • Bộ luật Dân sự 2015

Hành vi ép người khác uống rượu bia được hiểu như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Phòng chống tác tại của rượu bia năm 2019 quy định cấm hành vi xúi giụckích độnglôi kéoép buộc người khác uống rượu bia.

Việc mời bia được xem như là một văn hóa, lễ nghi khi giao tiếp trong bàn tiệc. Tuy nhiên nhiều trường hợp mời nhậu theo kiểu ép buộc phải uống đến mức không làm chủ được hành vi, thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật và nguy hiểm hơn là nhiều người đã có các hành vi coi thường mạng sống của người khác.

Việc chứng minh hành vi xúi giục người khác uống rượu bia chưa có quy định cụ thể. Nếu muốn xử lý có hay không hành vi xúi giục người khác uống rượu bia thì cần phải có người làm chứng hoặc trích xuất ca-me-ra, những hình ảnh, video trong bàn nhậu thì mới có khả năng có căn cứ để xử lý trách nhiệm.

Những hành vi nào bị cấm khi sử dụng rượu bia theo quy định của pháp luật?

Việc mời bia được xem như là một văn hóa, lễ nghi khi giao tiếp trong bàn tiệc. Tuy nhiên nhiều trường hợp mời nhậu theo kiểu ép buộc người khác phải uống rượu bia, đến mức không làm chủ được hành vi, thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật và nguy hiểm hơn là nhiều người đã có các hành vi coi thường mạng sống của người khác.

Có thể bạn quan tâm  Thủ tục làm tạm trú tạm vắng cần những gì?

Theo đó, đây là một trong những hành vi bị cấm bởi pháp luật. Theo đó, tại điều 5 Luật phòng chống, tác hại của rượu bia 2019; quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

  • Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.
  • Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
  • Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.
  • Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi; trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.
  • Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan; hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân; học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.
  • Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
  • Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.

Ép người khác uống rượu bia ngày Tết bị phạt bao nhiêu tiền?

Việc ép người khác uống rượu bia, là một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Đồng thời, đôi khi việc ép người khác uống rượu bia đôi khi còn có thể gây ra nhiều những hậu quả xấu; cho chính người sử dụng cũng như những người xung quanh. Theo đó, tại khoản 2 điều 30 Nghị định 117/2020/NĐ-CP đã có quy định về việc xử phạt hành vi này như sau:

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:a) Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập;
b) Ép buộc người khác uống rượu bia
.”

Theo đó, mức xử phạt cao nhất đối với hành vi này, có thể lên tới 3 triệu đồng. Ngoài ra, mức phạt này cũng áp dụng với hành vi uống ượu, bia ngay trước; trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.

Trường hợp, người uống rượu bia khi tham gia giao thông; thì mức phạt vi phạm hành chính đối với hành vi uống rượu bia khi tham gia giao thông có thể lên tới 40 triệu đồng; và tùy theo mức độ vi phạm có thể bị tước bằng lái xe.

Có thể bạn quan tâm  Xử phạt tài xế vận chuyển hàng nguy hiểm mà không có giấy phép như thế nào?
Ép người khác ống rượu bia ngày Tết bị phạt bao nhiêu tiền?
Ép người khác ống rượu bia ngày Tết bị phạt bao nhiêu tiền?

Người uống gây thiệt hại, người ép phải bồi thường không?

Đây là một nội dung được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 nhưng không phải ai cũng biết. Theo đó, Điều 596 Bộ luật này quy định, khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.

Từ quy định trên có thể thấy, hành vi cố ý ép người khác uống rượu, làm người đó mất khả năng nhận thức và gây ra thiệt hại thì người phải bồi thường chính là người ép người khác uống rượu.

Trong trường hợp khác, trường hợp không có ai ép buộc thì người uống rượu sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu gây ra thiệt hại do say rượu mà mất khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi (khoản 1 Điều 596).

Quán nhậu không nhắc khách không lái xe sau khi uống rượu bia bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 điều 35 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, trường hợp khách hàng sử dụng rượu bia, thì cơ sở kinh doanh rượu bia phải có trách nhiệm nhắc nhở khách hàng không được tham gia giao thông, khi uống rượu bia.

Theo đó, nếu cơ sở kinh doanh không thực hiện việc nhắc nhở khách hàng có thể bị xử phạt như sau:

“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cung cấp thông tin không đầy đủ, không chính xác về hoạt động kinh doanh của cơ sở; theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

b) Không nhắc nhở hoặc không có biển cảnh báo; đối với khách hàng về việc không điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu, bia.”

Như vậy, mức phạt cao nhất đối với cơ sở kinh doanh rượu bia khi không thực hiện nhắc nhở khách say có thể lên tới 05 triệu đồng. Trong trường hợp sử dụng lao động chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc mua bán rượu bia thì cơ sở kinh doanh còn có thể bị xử phạt tới 15 triệu.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Ép người khác uống rượu bia ngày Tết bị phạt bao nhiêu tiền?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline: 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm  Trẻ em bao nhiêu tuổi được vào rạp xem phim 18+?

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Học sinh uống rượu bia trong giờ học có bị phạt không?

Học sinh uống rượu bia trong giờ học bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra, người dưới 18 tuổi uống rượu bia còn có thể bị phạt tiền từ 200 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng.

Mức xử phạt nồng độ cồn cao nhất là bao nhiêu?

Vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1l khí thở
Đối với ô tô: 30 – 40 triệu đồng; tước GPLX 22 – 24 tháng
Đối với xe máy: 06 – 08 triệu đồng; tước GPLX 22 – 24 tháng
Xe đạp: 600 – 800.000 đồng

Cơ quan kinh doanh, buôn bán rượu bia có trách nhiệm gì?

– Tuân thủ quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh rượu, bia; về quảng cáo, khuyến mại, tài trợ, an toàn thực phẩm, chất lượng, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, ghi nhãn hàng hóa đối với rượu, bia. Thông tin về sản phẩm rượu, bia phải bảo đảm chính xác, khoa học.
– Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về hoạt động kinh doanh của cơ sở theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
– Không sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc kinh doanh, quảng cáo rượu, bia.
– Thu hồi và xử lý rượu, bia không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm do cơ sở mình sản xuất, mua bán theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
– Cơ sở bán rượu, bia phải niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi. Trường hợp nghi ngờ về độ tuổi của người mua rượu, bia thì người bán có quyền yêu cầu người mua xuất trình giấy tờ chứng minh.
– Cơ sở bán rượu, bia tiêu dùng tại chỗ nhắc nhở và có hình thức thông tin phù hợp đối với khách hàng về việc không điều khiển phương tiện giao thông, hỗ trợ khách hàng thuê, sử dụng phương tiện giao thông công cộng sau khi uống rượu, bia.
– Kể từ ngày Luật Phòng chống tác hại của rượu bia 2019 có hiệu lực, không được mở mới điểm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ trong bán kính 100 m tính từ khuôn viên của cơ sở y tế, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời