Mẫu đơn xin điều chuyển công tác của công chức năm 2023

Xin chào Luật sư Hải Phòng. Tôi là Quỳnh Hoa, hiện đang là công chức tại Thành phố Hải Phòng. Tôi có câu hỏi thắc mắc như sau: Trong thời gian làm việc tại cơ quan thì tôi có mong muốn xin chuyển công tác vì một vài lý do cá nhân. Tầm giữa năm nay, tôi có nguyện vọng được chuyển địa điểm làm việc mới. Hiện tại, tôi tìm hiểu và biết rằng khi muốn xin chuyển công tác thì cần phải làm đơn xin điều chuyển. Vậy, Luật sư có thể cung cấp cho tôi về mẫu đơn xin điều chuyển công tác của công chức? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi “Mẫu đơn xin điều chuyển công tác của công chức năm 2023” về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của bạn; mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây của Luật sư Hải Phòng nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Lao động 2019;
  • Nghị định 30/2020/NĐ-CP.

Hiểu như thế nào về đơn xin chuyển công tác?

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định về đơn xin chuyển công tác. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu đơn xin chuyển công tác là một loại đơn dành cho những ai đang có ý định và mong muốn được chuyển nơi làm việc, đơn vị công tác.

Đơn xin chuyển công tác thường được sử dụng chủ yếu ở các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp có quy mô lớn, nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện,…

Cụ thể sử dụng chủ yếu là công chức, viên chức, người lao động trong các ngành như công an, bộ đội, giáo viên, sở, ban, ngành,… là những người sử dụng nhiều loại văn bản này.

Đơn xin chuyển công tác có ý nghĩa là gì?

Tùy vào vị trí, nhu cầu việc làm mà người xin việc muốn chuyển tới mà đơn xin chuyển công tác sẽ có các ý nghĩa và mục đích khác nhau:

  • Nhân viên công ty muốn chuyển tới một bộ phận khác phù hợp với năng lực bản thân và có thể phát triển bản thân với công việc đó;
  • Người lao động muốn chuyển tới làm việc tại chi nhánh ở quê để gần với gia đình;
  • Giáo viên muốn chuyển tới dạy tại một trường khác trong huyện;
  • Công an muốn chuyển tới làm việc tại một đơn vị khác trong tỉnh;

Theo đó, căn cứ vào đơn xin chuyển công tác, các cấp có thẩm quyền sẽ xem xét và quyết định có phê duyệt chuyển công tác hay không.

Điều kiện chuyển công tác của công chức là gì?

Tiêu chuẩn, điều kiện luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý theo Điều 56 Nghị định 138/2020/NĐ-CP như sau:

Có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt.

Trong quy hoạch, có năng lực và triển vọng phát triển; luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Về cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn và điều kiện cụ thể của chức vụ luân chuyển đến.

Điều kiện về độ tuổi:

  • Còn thời gian công tác ít nhất hai nhiệm kỳ (10 năm) tính từ thời điểm đi luân chuyển;
  • Riêng công chức lãnh đạo, quản lý luân chuyển để thực hiện quy định không được bố trí người địa phương và để thực hiện quy định không được giữ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị thì phải còn đủ thời gian công tác ít nhất một nhiệm kỳ.
Có thể bạn quan tâm  Yêu cầu về phòng cháy chữa cháy với chung cư như thế nào?

Có đủ sức khoẻ công tác.

Được điều chuyển công tác tạm thời trong bao lâu?

Theo quy định về điều chuyển công tác đang áp dụng hiện nay nêu tại Điều 29 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động cần lưu ý về thời gian điều chuyển công việc người lao động như sau:

  • Phải báo trước cho người lao động ít nhất 03 ngày làm việc trước khi chính thức điều chuyển người lao động;
  • Phải ghi rõ thời hạn điều chuyển cũng như bố trí công việc theo đúng sức khỏe, giới tính của người lao động.
  • Số ngày chuyển công tác không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm và nếu quá thời hạn này thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người lao động.

Như vậy, căn cứ quy định trên, người sử dụng lao động chỉ được tạm chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng không quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm. Trường hợp quá 60 ngày phải được sự đồng ý của người lao động.

Mẫu đơn xin điều chuyển công tác năm 2023

Đơn xin chuyển công tác không phải là một văn bản hành chính, tuy nhiên đơn xin chuyển công tác cũng nên được đảm bảo các tiêu chuẩn về văn phong cũng như ngôn ngữ theo quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP để đảm bảo sự chuyên nghiệp.

Dưới đây là mẫu đơn xin chuyển công tác dùng cho mọi ngành nghề:

Hồ sơ và thời gian điều chuyển công chức lãnh đạo, quản lý

Hồ sơ và thời gian điều chuyển công chức lãnh đạo, quản lý theo Điều 60 và Điều 61 Nghị định 138/2020/NĐ-CP như sau:

Hồ sơ công chức điều chuyển thực hiện như quy định đối với hồ sơ bổ nhiệm quy định tại Điều 48 Nghị định 138/2020/NĐ-CP: 

  • Tờ trình về việc bổ nhiệm do người đứng đầu cơ quan, tổ chức ký (đối với trường hợp trình cấp trên có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm); hoặc do người đứng đầu cơ quan phụ trách về công tác tổ chức cán bộ ký (đối với trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định);
  • Bản tổng hợp kết quả kiểm phiếu kèm theo biên bản kiểm phiếu ở các bước trong quy trình bổ nhiệm;
  • Sơ yếu lý lịch do cá nhân tự khai theo mẫu quy định, được cơ quan trực tiếp quản lý xác nhận, có dán ảnh màu khổ 4×6, chụp trong thời gian không quá 06 tháng;
  • Bản tự kiểm điểm 3 năm công tác gần nhất;
  • Nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức về phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ, về năng lực công tác, kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong 3 năm gần nhất;
  • Nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với bản thân và gia đình. Trường hợp nơi cư trú của bản thân khác với nơi cư trú của gia đình thì phải lấy nhận xét của chi ủy nơi bản thân cư trú và nơi gia đình cư trú;
  • Kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị;
  • Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định;
  • Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh bổ nhiệm. Trường hợp nhân sự có bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp thì phải được công nhận tại Việt Nam theo quy định;
  • Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 06 tháng.

Thời gian điều chuyển ít nhất 3 năm (36 tháng) đối với một lần luân chuyển. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Có thể bạn quan tâm  Đi tù về có mất quyền công dân không theo quy định 2022?

Quy trình điều chuyển công chức lãnh đạo, quản lý như thế nào?

Quy trình điều chuyển công chức lãnh đạo, quản lý theo Điều 59 Nghị định 138/2020/NĐ-CP như sau:

Bước 1: Đề xuất chủ trương:

Căn cứ nhu cầu luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ tiến hành rà soát, đánh giá đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý của cơ quan, tổ chức; xây dựng kế hoạch luân chuyển trình cấp có thẩm quyền xem xét, cho chủ trương.

Bước 2. Đề xuất nhân sự luân chuyển:

Căn cứ vào chủ trương của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ thông báo để các địa phương, cơ quan, tổ chức có liên quan đề xuất nhân sự luân chuyển.

Mẫu đơn xin điều chuyển công tác của công chức năm 2023
Mẫu đơn xin điều chuyển công tác của công chức năm 2023

Bước 3: Chuẩn bị nhân sự luân chuyển:

  • Cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ tổng hợp đề xuất của các địa phương, cơ quan, tổ chức; tiến hành rà soát tiêu chuẩn, tiêu chí và dự kiến địa bàn, chức danh và nhân sự luân chuyển; lấy ý kiến nhận xét, đánh giá đối với nhân sự dự kiến luân chuyển;
  • Cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền và cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức luân chuyển có trách nhiệm nhận xét, đánh giá về phẩm chất đạo đức, lối sống; 

Năng lực công tác và uy tín; quá trình công tác và ưu, khuyết điểm của người được đề xuất luân chuyển; có kết luận về tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Đảng, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định luân chuyển cán bộ.

Bước 4: Trao đổi với các cơ quan liên quan, công chức được dự kiến luân chuyển:

  • Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ gửi văn bản lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan, trao đổi với nơi đi, nơi đến về dự kiến địa bàn, chức danh và nhân sự luân chuyển; tổng hợp kết quả thẩm định của các cơ quan liên quan;
  • Tổ chức gặp gỡ với công chức được luân chuyển để quán triệt mục đích, yêu cầu luân chuyển; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và xác định trách nhiệm đối với công chức luân chuyển.

Bước 5: Tổ chức thực hiện luân chuyển:

  • Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định luân chuyển;
  • Cơ quan có thẩm quyền lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện quyết định luân chuyển;
  • Phối hợp với các cơ quan có liên quan theo dõi, nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện luân chuyển của công chức luân chuyển;
  • Phối hợp với các cơ quan có liên quan phân công, bố trí và thực hiện chính sách đối với công chức sau khi luân chuyển.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin điều chuyển công tác của công chức năm 2023”.  Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý về Đổi tên căn cước công dân cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Khi nào được điều chuyển công tác tạm thời?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 29 Bộ luật Lao động 2019, các trường hợp sau đây người sử dụng lao động được điều chuyển công tác tạm thời người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động đã ký:
Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm.
Khi áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Khi gặp sự cố điện, nước.
Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Người sử dụng lao động phải quy định rõ các trường hợp điều chuyển công tác của người lao động do nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong nội quy doanh nghiệp.
Như vậy, nếu thuộc một trong bốn trường hợp trên thì người lao động có thể được điều chuyển sang làm công việc ở vị trí khác.

Có thể bạn quan tâm  Thủ tục đổi đất thổ cư tại Hải Phòng năm 2022 như thế nào?
Thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý được quy định thế nào?

Theo Điều 57 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý như sau:
Thẩm quyền quyết định luân chuyển thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý của Đảng và của pháp luật.
Trách nhiệm thực hiện:
Cấp có thẩm quyền quyết định luân chuyển: 
Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch luân chuyển; 
Thực hiện quy trình, thủ tục bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch; 
Kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; 
Quản lý, đánh giá, nhận xét, bố trí, phân công công tác đối với công chức sau luân chuyển; 
Sơ kết, tổng kết công tác luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý;
Cơ quan, tổ chức, địa phương nơi đi: 
Nhận xét, đánh giá, đề xuất công chức luân chuyển; 
Phối hợp với cơ quan liên quan trong công tác quản lý, giám sát và giữ mối liên hệ thường xuyên với công chức luân chuyển; 
có trách nhiệm tiếp nhận, bố trí hoặc đề xuất bố trí công tác đối với công chức sau luân chuyển;
Cơ quan, tổ chức, địa phương nơi đến:
Chấp hành nghiêm quyết định về luân chuyển của cấp có thẩm quyền; có trách nhiệm bố trí công tác, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để công chức luân chuyển phát huy năng lực, sở trường; 
Quản lý, đánh giá công chức luân chuyển;
Phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất hướng bố trí, sử dụng công chức sau luân chuyển;
Công chức được luân chuyển: 
Chấp hành nghiêm các quy định, quy chế, phân công của cấp có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, địa phương nơi đi và nơi đến; 
Tu dưỡng, rèn luyện, nỗ lực, cố gắng, phát huy năng lực, sở trường để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; 
Chịu sự kiểm tra, giám sát, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý; 
Giữ mối liên hệ với cơ quan, tổ chức, địa phương nơi đi;
Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị: 
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, xây dựng kế hoạch luân chuyển; 
Nhận xét, đánh giá, đề xuất bố trí, sắp xếp công chức trước và sau luân chuyển; tham mưu sơ kết, tổng kết về công tác luân chuyển;
Các cơ quan liên quan: 
Tham gia thẩm định nhân sự luân chuyển theo chức năng, nhiệm vụ; 
Phối hợp với cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ trong công tác kiểm tra, giám sát và tham gia ý kiến trong việc bố trí, sắp xếp công chức sau luân chuyển.

Trách nhiệm của doanh nghiệp khi điều chuyển người lao động được quy định như thế nào?

Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác, doanh nghiệp phải có trách nhiệm thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc.
Nội dung thông báo phải bao gồm :
– Thời hạn làm tạm thời của người lao động;
– Bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời