Án lệ về giao dịch dân sự vô hiệu số 39/2020/AL

Giao dịch dân sự ngày càng trở nên phổ biến thông qua việc trao đổi, mua bán giữa các cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào giao dịch dân sự cũng có hiệu lực, còn có rất nhiều giao dịch dân sự vô hiệu. Vậy, hiểu thế nào về giao dịch dân sự vô hiệu? Giao dịch dân sự vô hiệu có những loại nào? Nội dung án lệ số 39/2020/AL về giao dịch dân sự vô hiệu như thế nào? Để giải đáp cho các câu hỏi trên, trong nội dung bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu về vấn đề “Án lệ về giao dịch dân sự vô hiệu số 39/2020/AL”.

Giao dịch dân sự vô hiệu được hiểu như thế nào?

Theo Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2015 về giao dịch dân sự vô hiệu có quy định: 

“Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác”

Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định các điều kiện có hiệu lực của giao dịch về chủ thể; về sự thể hiện ý chí của các chủ thể; về mục đích và nội dung của giao dịch; và về hình thức của giao dịch nếu pháp luật có quy định hình thức bắt buộc của một giao dịch nào đó thì hình thức này là điều kiện có hiệu lực của giao dịch.

Như vậy; các giao dịch được xác lập nhưng cũng có thể bị tuyên bố vô hiệu vì không thực hiện các điều kiện có hiệu lực của giao dịch được luật quy định.

Các loại giao dịch dân sự vô hiệu

Các giao dịch dân sự vô hiệu bao gồm nhiều trường hợp khác nhau. Dựa trên các căn cứ phân loại khác nhau mà giao dịch được phân theo từng loại tương ứng. Cách thức phân loại giao dịch dân sự vô hiệu phổ biến hiện nay gồm:

1. Căn cứ vào trình tự, thủ tục xác nhận giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự vô hiệu được phân thành hai loại: giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối và giao dịch dân sự vô hiệu tương đối;

2. Căn cứ vào mức độ vô hiệu thì giao dịch dân sự vô hiệu được phân thành hai loại: giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ và giao dịch dân sự vô hiệu một phần;

3. Căn cứ vào nguyên nhân vô hiệu thì giao dịch dân sự vô hiệu được phân thành bốn nhóm theo từng trường hợp vi phạm điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự gồm:

(i) Giao dịch dân sự vô hiệu do chủ thể không có năng lực chủ thể phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

(ii) Giao dịch dân sự vô hiệu do chủ thể tham gia giao dịch không có sự tự nguyện;

Có thể bạn quan tâm  Dịch vụ tư vấn thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn tại Hải Phòng năm 2023

(iii) Giao dịch dân sự vô hiệu do mục đích và nội dung của giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;

(iv) Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều kiện về hình thức của giao dịch.

Theo cách phân loại truyền thống thì các trường hợp giao dịch bị vô hiệu có thể được phân thành hai nhóm chính: Vô hiệu tuyệt đối (hay còn gọi là vô hiệu đương nhiên) và vô hiệu tương đối (hay còn gọi là vô hiệu bị tuyên).

07 trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu

Bên cạnh việc quy định về điều kiện có hiệu lực của pháp luật; thì pháp luật cũng hướng dẫn về các trường hợp sẽ bị vô hiệu khi thuộc 1 trong 7 trường hợp sau: 

  • Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
  • Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
  • Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
  • Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức; và làm chủ được hành vi của mình
  • Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn
  • Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
  • Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Giao dịch dân sự có thể bị vô hiệu từng phần hoặc toàn phần. Khi đó, vô hiệu một phần của giao dịch dân sự bị vô hiệu; nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của những nội dung khác trong giao dịch dân sự. Lúc này, Một khi hợp đồng bị vô hiệu nghĩa là quyền và lợi ích của các bên bị ảnh hưởng lúc này; để đảm bảo quyền lợi cho cá bên, các hướng dẫn xử lý hợp đồng vô hiệu được quy định tại Nghị định 44/2013/NĐ-CP.

Án lệ về giao dịch dân sự vô hiệu số 39/2020/AL

Nguồn án lệ về giao dịch dân sự vô hiệu:

Quyết định giám đốc thẩm số 29/2019/DS-GĐT ngày 12-11-2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp hợp đồng ở nhờ nhà ở” tại Thành phố Hồ Chí Minh giữa nguyên đơn là cụ Trần Vân C với bị đơn là ông Nguyễn Công H, bà Trần Thị C1 và Công ty TNHH một thành viên Du lịch T; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm 03 người.

Vị trí nội dung án lệ về giao dịch dân sự vô hiệu: Đoạn 1 phần “Nhận định của Tòa án”.

Khái quát nội dung của án lệ về giao dịch dân sự vô hiệu:

Tình huống án lệ:

Người thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước (bên bán) cam kết sau khi mua hóa giá nhà của nhà nước sẽ chuyển nhượng quyền sở hữu nhà cho bên mua. Bên bán đã nhận tiền và giao nhà cho bên mua nhưng sau đó Nhà nước không hóa giá và không công nhận quyền sở hữu nhà.

Giải pháp pháp lý:

Trường hợp này, phải xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà là giao dịch dân sự có điều kiện nhưng vô hiệu do điều kiện của hợp đồng không thể xảy ra.

Có thể bạn quan tâm  Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, nhà ở tại Hải Phòng
Án lệ về giao dịch dân sự vô hiệu số 39/2020/AL
Án lệ về giao dịch dân sự vô hiệu số 39/2020/AL

Nội dung án lệ về giao dịch dân sự vô hiệu:

“[1]…Như vậy, có cơ sở xác định cụ C đã thỏa thuận bán một phần căn nhà số 182 đường A đang thuê của Nhà nước cho bà C1 với điều kiện khi cụ C được Nhà nước hóa giá; hay nói cách khác, giao dịch giữa cụ C và bà C1 là giao dịch dân sự có điều kiện; khi nào cụ C được Nhà nước bán hóa giá nhà thì giao dịch phát sinh hiệu lực. Điều 23 Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991 quy định: “Trong trường hợp các bên thỏa thuận về một sự kiện là điều kiện thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng; thì khi sự kiện đó xảy ra, hợp đồng phải được thực hiện hoặc chấm dứt”.

Điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng tuy không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, nhưng trong phần nhà đất cụ C thỏa thuận chuyển nhượng cho bà C1 có diện tích 42,74m2 nằm trong lộ giới, Nhà nước không hóa giá và không công nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất của cụ C cho nên phần lớn điều kiện đó không xảy ra. Vì vậy, sự thỏa thuận giữa cụ C với bà C1 không phát sinh hiệu lực, Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm tuyên vô hiệu là có căn cứ.”

Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

Theo điều 131 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau:

  • Các bên chấm dứt việc thực hiện giao dịch dân sự. Khi một giao dịch dân sự bị vô hiệu; tức là nó không còn giá trị pháp lí ngay từ thời điểm giao kết.
  • Hoàn trả lại tài sản:  Khi một GDDSVH thì các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu và hoàn trả những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng vật thì hoàn trả bằng tiền.
  • Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi; lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi; lợi tức đó. Đối tượng mà họ xác lập giao dịch là đối tượng của giao dịch vô hiệu trước đó; họ chỉ là người thứ ba ngay tình nếu như trong trường hợp đó họ không biết và pháp luật quy định họ không buộc phải biết khi tham gia giao dịch; hợp đồng họ chiếm giữ một cách công khai, minh bạch.
  • Khi hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu, thì “bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường”. Thông thường khi giao dịch dân sự bị tuyên là vô hiệu; pháp luật quy định bên nào thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; có lỗi và là nguyên nhân trực tiếp làm cho giao dịch bị vô hiệu; thì phải bồi thường cho bên không có lỗi; nếu cả hai bên cùng có lỗi thì mỗi bên tự gánh chịu phần thiệt hài của mình.

Có thể bạn quan tâm

Có thể bạn quan tâm  NLĐ có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không?

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về vấn đề “Án lệ về giao dịch dân sự vô hiệu số 39/2020/AL” của Luật sư Hải Phòng. Chúng tôi hy vọng rằng những kiến thức chúng tôi chia sẽ sẽ có ích cho bạn đọc trong công việc và cuộc sống.

Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ về Sáp nhập doanh nghiệp, Thay đổi họ tên con sau khi ly hôn, Hủy việc kết hôn trái luật, Giải thể công ty, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Thành lập công ty, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Đổi tên giấy khai sinh, Đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài, Soạn thảo mẫu hồ sơ ly hôn, Vợ chồng tái hợp sau ly hôn như thế nào…. Hãy liên hệ ngay tới Luật sư Hải Phòng để được tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh nhất. Hotline:  0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình?

Theo Điều 128 BLDS năm 2015 trường hợp này chỉ áp dụng cho những người có năng lực hành vi dân sự. Tại thời điểm giao kết nếu người đó bị roi vào tình trạng không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình (ví dụ: say rượu…) thì sau đó chính người đó có quyền yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Việc phân định trách nhiệm bồi thường thiệt hại phụ thuộc vào lỗi của các bên tham gia giao dịch.
Tóm lại, các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là một thể thống nhất trong mối quan hệ biện chứng. Bởi vậy, xem xét một giao dịch phải đặt nó trong tổng thể của mối quan hệ biện chứng này. Nếu giao dịch vô hiệu từng phần mà không ảnh hưởng đến các phần khác thì chỉ phần vô hiệu không có hiệu lực, các phần còn lại vẫn có hiệu lực thi hành.

Các trường hợp nào giao dịch của người dưới 18 tuổi không bị vô hiệu?

Các giao dịch sau đây:
– Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó
– Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;
– Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên

Giao dịch dân sự do bị lừa dối thì có bị vô hiệu không? 

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó. Giao dịch dân sự do lừa dối sẽ bị vô hiệu.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời