Quy định pháp luật về mức phạt vi phạm hợp đồng

Xin chào Luật sư hải Phòng. Tôi là Quang Hải, tôi có vấn đề thắc mắc như sau: Dạo gần đây khi tôi lướt mạng xã hội đều thấy các bài đăng liên quan đến vấn đề các công ty, doanh nghiệp vi phạm hợp đồng và bị phạt về hành vi vi phạm hợp đồng này. Tôi có tìm hiểu thêm thông tin về mức phạt vi phạm, tuy nhiên tôi thấy mỗi diễn đàn đăng là các thông tin về các mức phạt khác nhau. Chính vì vậy, Luật sư có thể cung cấp thông tin cho tôi về quy định pháp luật mức phạt vi phạm hợp đồng. Rất mong được Luật sư giải đáp thắc mắc, tôi xin chân thành cảm ơn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư Hải Phòng. Chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc nêu trên cho bạn tại bài viết dưới đây. Mời bạn đọc cùng theo dõi nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ Luật dân sự 2015
  • Luật Thương mại 2005
  • Luật Xây dựng 2014

Thế nào là vi phạm hợp đồng?

Vi phạm hợp đồng là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng là những nghĩa vụ đã được ghi nhận trong các điều khoản của hợp đồng hoặc được pháp luật điều chỉnh hợp đồng đó quy định.

Khái niệm phạt vi phạm hợp đồng

Tại khoản 1 Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 thì phạt vi phạm hợp đồng được quy định như sau: “Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.” 

Theo khái niệm trên, phạt vi phạm hợp đồng là một chế tài phạt tiền đối với bên vi phạm phát sinh dựa trên sự thoả thuận của các bên trong hợp đồng. Nếu khi giao kết hợp đồng các bên không thoả thuận và ghi nhận vấn đề phạt vi phạm hợp đồng thì chế tài này sẽ không được áp dụng đối với các hành vi vi phạm xảy ra. Khái niệm phạt vi phạm được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015, tuy nhiên, không chỉ các hợp đồng dân sự mới được sử dụng chế tài phạt vi phạm, mà đối với các lĩnh vực khác như thương mại, xây dựng,… vẫn được thoả thuận phạt vi phạm khi giao kết hợp đồng.

Các dạng vi phạm hợp đồng hiện nay?

Vi phạm về chủ thể đối với hợp đồng đã giao kết

Dạng vi phạm này được thể hiện qua các trường hợp và nguyên nhân sau:

– Không thực hiện hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không có lý do chính đáng cho bên kia.

– Không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng mặc dù đã hưởng các quyền lợi từ hợp đồng.

– Không thực hiện đúng, đầy đủ các thỏa thuận đã được ghi nhận trong hợp đồng.

Vi phạm quy định của pháp luật khi ký kết, thực hiện hợp đồng

Dạng vi phạm hợp đồng này thường được thể hiện qua các trường hợp và nguyên nhân sau:

– Giao kết hợp đồng không đúng đối tượng chủ thể. Nghĩa là người tham gia giao kết không có tư cách để ký kết hợp đồng

– Giao kết hợp đồng không tuân thủ hình thức hợp đồng đã được pháp luật quy định. Việc vi phạm thể hiện ở chỗ những hợp đồng bắt buộc phải làm thành văn bản, phải công chứng, phải chứng thực nhưng lại không thực hiện đúng.

– Đối tượng giao kết hợp đồng bị pháp luật cấm. Nhiều trường hợp các bên tham gia ký kết không am hiểu những hàng hóa hoặc các giao dịch bị pháp luật cấm hoặc hạn chế nên vẫn ký kết dẫn đến hợp đồng bị vô hiệu.

– Hợp đồng thể hiện rõ ràng và thiếu các nội dung cơ bản của hợp đồng này.

– Nội dung hợp đồng do các bên ký kết không bảo đảm các nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, trung thực. Trường hợp này xác định do một hoặc nhiều bên đã có sự lừa dối hoặc có thủ đoạn ép buộc bên kia giao kết với nội dung áp đặt nhằm tạo lợi thế tuyệt đối cho mình.

Có thể bạn quan tâm  Những xe nào phải đăng ký kinh doanh vận tải năm 2023?

Quy định pháp luật về mức phạt vi phạm hợp đồng

Hợp đồng dân sự

Theo quy định này, Bộ luật Dân sự không ràng buộc về mức phạt vi phạm, các bên thỏa thuận về việc phạt vi phạm trong nội dung của hợp đồng. Điều này được ghi nhận chi tiết tại khoản 2 và khoản 3 Điều 422 Bộ luật trên.

Điều 422. Thực hiện hợp đồng có thoả thuận phạt vi phạm

2. Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận.

3. Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.

Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm.”

Quy định pháp luật về mức phạt vi phạm hợp đồng
Quy định pháp luật về mức phạt vi phạm hợp đồng

Hợp đồng thương mại

Căn cứ theo Điều 301 quy định tại Luật Thương mại năm 2019 ghi nhận về mức phạt vi phạm hợp đồng như sau:

Điều 301. Mức phạt vi phạm

Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.”

Dẫn chiếu Điều 266 Luật Thương mại năm 2019 như sau:

“Điều 266. Phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong trường hợp kết quả giám định sai

1. Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng. Mức phạt do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định.

2. Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi cố ý của mình thì phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng trực tiếp yêu cầu giám định.

3. Khách hàng có nghĩa vụ chứng minh kết quả giám định sai và lỗi của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định.”

Như vậy có thể thấy, đối tượng áp dụng của Luật Thương mại 2019 là thương nhân hoạt động thương mại (tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh), Tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại, hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật này.

Trong quan hệ hợp đồng giữa một bên là thương nhân với một bên không phải là thương nhân thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự 2015, nếu bên không phải là thương nhân lựa chọn áp dụng quy định của Luật thương mại 2019 thì áp dụng quy định của Luật thương mại.

Như vậy, trong trường hợp này nếu các bên đủ điều kiện có thể lựa chọn áp dụng quy định của Luật thương mại về phạt vi phạm trong nội dung hợp đồng. Theo đó, thì mức phạt vi phạm là không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng vi phạm, khi hai bên thỏa thuân mức phạt vượt quá 8% giá trị nghĩa vụ hợp đồng vi phạm (gấp 5 lần giá trị hợp đồng) thì Tòa án thường áp dụng mức phạt tối đa là 8%. Trong trường hợp này giá trị hợp đồng ký với đối tác là 20 triệu, để xác định được mức phạt áp dụng trong trường hợp này cần căn cứ vào phần giá trị hợp đồng vi phạm. Nếu vi phạm toàn bộ hợp đồng thì mức phạt là 8% của 20 triệu chứ không phải 100 triệu như thỏa thuận.

Có thể bạn quan tâm  Thủ tục xin giấy phép sàn thương mại điện tử tại Hải Phòng năm 2022

Hợp đồng xây dựng

Mức phạt trong hợp đồng xây dựng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Điều này được quy định tại khoản 2 Điều 146 Luật Xây dựng năm 2014 cụ thể như dưới đây:

Điều 146. Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng, bồi thường thiệt hại do vi phạm và giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng

1. Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng phải được các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng.

2. Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Ngoài mức phạt theo thỏa thuận, bên vi phạm hợp đồng còn phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, bên thứ ba (nếu có) theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan khác.”

Một số biện pháp xử lý hành vi vi phạm hợp đồng

Biện pháp thương lượng – hòa giải

Xuất phát từ một đặc tính quan trọng của hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên, pháp luật Việt Nam luôn tôn trọng sự thống nhất ý chí giữa các bên khi xảy ra tranh chấp hợp đồng.

Việc thương lượng – hòa giải nếu đạt được kết quả sẽ là giải pháp tốt nhất cho các bên như không phải nộp án phí, rút ngắn thời gian thực hiện hợp đồng,… và làm hài lòng các bên tranh chấp.

Biện pháp đơn phương hủy bỏ hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng

Nếu biện pháp thương lượng – hòa giải không đem lại hiệu quả thì đơn phương hủy bỏ hợp đồng sẽ là biện pháp xử lý vi phạm cần thiết.

Biện pháp này nhằm hạn chế hoặc không để gây ra hậu quả nếu tiếp tục thực hiện trong khi phía bên kia không chấm dứt việc vi phạm hoặc thiếu thiện chí để giải quyết hậu quả của việc vi phạm.

Trong trường hợp bắt buộc phải áp dụng biện pháp này mà gây ra thiệt hại cho bên vi phạm thì không phải bồi thường thiệt hại.

Biện pháp yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài thương mại giải quyết

Tòa án và Trọng tài thương mại là các cơ quan có thẩm quyền ra các phán quyết có hiệu lực pháp lý cao và có tính bắt buộc để bảo đảm quyền lợi hợp pháp của bên bị vi phạm.

Cho nên nếu việc tranh chấp xuất phát từ hợp đồng mà các bên không tự giải quyết được thì nên yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài thương mại (chỉ áp dụng đối với tranh chấp hợp đồng kinh doanh – thương mại) giải quyết để bảo vệ quyền lợi của mình trong thời gian luật định.

Khi yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài thương mại giải quyết thì các bên phải tuân thủ quy trình tố tụng chặt chẽ do pháp luật quy định đối với từng loại tranh chấp.

Biện pháp yêu cầu Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát xem xét khởi tố vụ án hình sự

Nếu có đủ cơ sở xác định bên đối tác có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản, khi ký kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng bằng hành vi lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm, thì các Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát sẽ:

– Khởi tố, truy tố và đưa ra xét xử tại Tòa án;

– Buộc người chiếm đoạt tài sản phải chịu hình phạt và phải trả lại hoặc bồi thường những tài sản bị chiếm đoạt, những thiệt hại cho người bị hại.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Quy định pháp luật về mức phạt vi phạm hợp đồng” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư Hải Phòng luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Hợp đồng cho thuê nhà đất ,vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Mời bạn xem thêm:

Có thể bạn quan tâm  Hợp đồng thời vụ (có thời hạn) được ký tối đa bao nhiêu lần?

Câu hỏi thường gặp

Quy định về thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng như thế nào?

Phạt vi phạm hợp đồng được hiểu là một sự thỏa thuận được đề cập trong hợp đồng. Mà trong đó, thỏa thuận đó sẽ được thực hiện và có hiệu lực khi một trong hai bên hợp đồng có hành vi vi phạm với các điều khoản thực hiện hợp đồng. Và bên vi phạm phải có nghĩa vụ nộp một khoản tiền cho bên còn lại bị thiệt hại trong hợp đồng.
Căn cứ pháp lý theo quy định tại Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 về thực hiện hợp đồng có thoả thuận phạt vi phạm hợp đồng như sau:
“1. Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.”.
Theo khái niệm trên, phạt vi phạm hợp đồng là một chế tài phạt tiền đối với bên vi phạm phát sinh dựa trên sự thoả thuận của các bên trong hợp đồng. Nếu khi giao kết hợp đồng các bên không thoả thuận và ghi nhận vấn đề phạt vi phạm hợp đồng thì chế tài này sẽ không được áp dụng đối với các hành vi vi phạm xảy ra. Khái niệm phạt vi phạm được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015, tuy nhiên, không chỉ các hợp đồng dân sự mới được sử dụng chế tài phạt vi phạm, mà đối với các lĩnh vực khác như thương mại, xây dựng,… vẫn được thoả thuận phạt vi phạm khi giao kết hợp đồng.

Trường hợp các bên thỏa thuận mức phạt vượt quá giới hạn thì được xử lý như thế nào?

Thực tiễn xét xử, trong các vụ án kinh doanh, thương mại, khi các bên thỏa thuận mức phạt vi phạm trên 8% nghĩa vụ bị vi phạm, các Tòa án thường căn cứ vào Điều 301 Luật Thương mại 2019 để ấn định mức phạt tối đa là 8% nghĩa vụ bị vi phạm mà không có lập luận gì nhiều về phần vượt quá và đa số các bản án đều nhận định việc “thỏa thuận mức phạt cao hơn 8% nghĩa vụ bị vi phạm là không phù hợp”.
Để có bảo đảm việc áp dụng thống nhất pháp luật, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần có hướng dẫn xử lý đối với trường hợp các bên thỏa thuận mức phạt vượt quá “mức trần” mà luật liên quan quy định tương tự như quy định tại đoạn thứ hai khoản 1 Điều 468 BLDS 2015, đó là trường hợp mức phạt vi phạm theo thỏa thuận vượt quá mức phạt giới hạn được quy định trong luật liên quan thì mức phạt vượt quá không có hiệu lực.
Khoản 1 Điều 468 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực”.

Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại có gì khác nhau?

Phạt vi phạm là một chế tài được áp dụng đối với hành vi vi phạm hợp đồng nếu các bên có thoả thuận. Do đó, điều kiện để phát sinh chế tài là phải có hành vi vi phạm được thoả thuận. Khi hành vi này xảy ra, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải nộp khoản tiền phạt các bên đã thoả thuận. Việc áp dụng phạt vi phạm không làm triệt tiêu quyền đòi bồi thường thiệt hại khi có hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra. Cụ thể, tại Khoản 3 Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời