Thời hạn bảo hiểm tối thiểu đối với người lao động là bao lâu?

Xin chào Luật sư Hải Phòng. Tôi có làm việc cho một công ty may mặc theo hợp đồng lao động dài hạn nhưng tôi chỉ làm bán thời gian khoảng 4 tiếng/ngày và làm từ thứ 2 đến thứ 7. Tôi có thắc mắc rằng tôi có phải tham gia bảo hiểm xã hội hay không? Pháp luật quy định thời hạn bảo hiểm tối thiểu đối với người lao động là bao lâu? Khi ký hợp đồng lao động trên 3 tháng nhưng lương mỗi tháng dưới mức lương tối thiểu vùng ( cụ thể mức lương của tôi tương ứng 1/2 mức lương tối thiểu cho công việc toàn thời gian là 1.900.000 đồng/tháng) thì có đóng bảo hiểm không? Mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp, tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư Hải Phòng, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc nêu trên cho bạn tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Lao động năm 2019
  • Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

Lợi ích của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội sẽ đảm bảo cho người lao động  thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập. Từ đó, hỗ trợ người lao động vượt qua khó khăn trong nhiều trường hợp.

Có 2 hình thức tham gia BHXH là BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Nếu như người lao động tham gia BHXH tự nguyện chỉ được hưởng 2 chế độ là hưu trí và tử tuất thì người tham gia BHXH bắt buộc sẽ được hưởng thêm các chế độ gồm: chế độ thai sản, chế độ ốm đau, chế độ tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp.

Cụ thể các chế độ ngày đêm đến các lợi ích như:

  1. Khi tham gia bảo hiểm xã hội lâu dài người lao động có lương hưu khi về già và có chỗ dựa vững chắc, không quá phụ thuộc vào con cháu;
  2. Được trợ cấp khi ốm đau, khi bị tai nạn lao động
  3. Được hưởng trợ cấp thai sản, nghỉ hưởng thai sản vẫn nhận lương
  4. Được hưởng trợ cấp thất nghiệp
  5. Người  thân được hưởng trợ cấp tuất, trợ cấp mai táng
Có thể bạn quan tâm  Giá đất đền bù giải phóng mặt bằng năm 2023

Tuy nhiên, để được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc người lao động cần đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 

Nguyên tắc bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về nguyên tắc bảo hiểm xã hội, cụ thể như sau:

Nguyên tắc bảo hiểm xã hội

1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.

2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.

3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

4. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

Theo quy định đó, việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải tuân thủ theo các nguyên tắc được quy định tại Điều 5 nêu trên.

Thời hạn bảo hiểm tối thiểu đối với người lao động là bao lâu?

Căn cứ Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng áp dụng như sau:

Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

Thời hạn bảo hiểm tối thiểu đối với người lao động là bao lâu?
Thời hạn bảo hiểm tối thiểu đối với người lao động là bao lâu?

Căn cứ Điều 42 Quy trình Thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định về quản lý đối tượng như sau:

Có thể bạn quan tâm  Quy định về tích trữ xăng dầu có nội dung gì nổi bật?

Quản lý đối tượng

4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.

Như vậy, the quy định nêu trên, người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ từ 03 tháng trở lên thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Nhưng để xét xem có được đóng bảo hiểm hay không cần căn cứ vào yếu tố khác như tiền lương thực lĩnh của người lao động. 

Người lao động ký hợp đồng lao động trên 3 tháng và có mức lương mỗi tháng trên mức lương tối thiểu vùng sẽ  được đóng BHXH.

Ký HĐLĐ trên 3 tháng nhưng lương mỗi tháng dưới mức lương tối thiểu vùng có đóng BHXH không?

Theo quy định tại Điểm 2.6 Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 quy định như sau:

“2.6. Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.”

Thực tế, có rất nhiều lao động để kiếm thêm thu nhập đã làm công việc theo giờ. Mỗi tháng mức lương nhận được từ công việc làm thêm này dưới mức lương tối thiểu vùng. 

Mức lương tối thiểu vùng năm 2022 cụ thể như sau:

  • Vùng 1 là 4.680.000 đồng/tháng;
  • Vùng 2 là  4.160.000 đồng/tháng;
  • Vùng 3 là 3.640.000 đồng/tháng;
  • Vùng 4 là 3.250.000 đồng/tháng.

Như vậy, theo quy định trên nếu người lao động ký hợp đồng lao động trên 3 tháng nhưng lương mỗi tháng nhận được mức lương dưới mức lương tối thiểu vùng sẽ không được đóng BHXH. 

Thông tin liên hệ Luật sư Hải Phòng

Vấn đề “Thời hạn bảo hiểm tối thiểu đối với người lao động là bao lâu?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư Hải Phòng luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ làm thủ tục Công chứng tại nhà… vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Có thể bạn quan tâm  Xin giấy phép kinh doanh vận tải ở đâu năm 2023?

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Chính sách của Nhà nước đối với bảo hiểm xã hội như thế nào?

Theo quy định tại Điều 6 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về chính sách của Nhà nước đối với bảo hiểm xã hội như sau:
– Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội.
– Hỗ trợ người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
– Bảo hộ quỹ bảo hiểm xã hội và có biện pháp bảo toàn, tăng trưởng quỹ.
– Khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung.
– Ưu tiên đầu tư phát triển công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội.

Hiện nay có những loại bảo hiểm xã hội nào?

Bảo hiểm xã hội gồm 02 loại bắt buộc và tự nguyện:
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải đóng BHXH với tỷ lệ như thế nào?

Căn cứ Điều 85, Điều 86 Luật BHXH năm 2014 và Điều 44 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, hằng tháng, người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải đóng BHXH với tỷ lệ như sau:
– Người lao động: Đóng 8% tiền lương.
– Người sử dụng lao động:
+ Đóng 3% quỹ tiền lương đóng BHXH vào quỹ ốm đau và thai sản.
+ Đóng 1% quỹ tiền lương đóng BHXH vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
+ Đóng 14% quỹ tiền lương đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất. 

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời