Quy trình kết nạp Đảng viên như thế nào?

Xin chào Luật sư Hải Phòng. Tôi là Minh Tú, sống và làm việc tại Hải Phòng. Hiện tại, tôi đang quan tâm và tìm hiểu về vấn đề kết nạp vào Đảng và trở thành Đảng viên. Do chưa tìm hiểu kĩ về pháp luật liên quan đến vấn đề này nên tôi có những câu hỏi thắc mắc như sau: Điều kiện để Đảng viên được kết nạp vào Đảng là gì? Quy trình kết nạp Đảng viên như thế nào? Quy trình chuyển thành Đảng viên chính thức như thế nào? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Xin chân thành cảm ơn Luật sư. Để tìm hiểu sâu hơn về “Quy trình kết nạp Đảng viên như thế nào?“ và các vấn đề liên quan. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư Hải Phòng để biết thêm thông tin nhé!

Điều kiện để Đảng viên được kết nạp vào Đảng?

Để được kết nạp vào Đảng trước hết phải đáp ứng điều kiện sau:

Theo Khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam được hướng dẫn tại Mục 1 Quy định 29/QĐ-TW về thi hành Đảng quy định điều kiện trở thành Đảng viên bao gồm:

– Về tuổi đời

+  Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng).

+  Việc kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi do cấp ủy trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.

– Về trình độ học vấn

+ Người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.

+ Học vấn của người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và những trường hợp cụ thể khác do yêu cầu phát triển đảng mà không bảo đảm được quy định chung thì thực hiện theo Hướng dẫn của Ban Bí thư.

– Người vào Đảng thừa nhận và tự nguyện : thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.

Quy trình kết nạp Đảng viên như thế nào?

Theo Hướng dẫn 01/HD-TW về thi hành Điều lệ Đảng quy định quy trình kết nạp Đảng viên dự bị gồm:

1. Tham gia học và được cấp giấy chứng nhận Bồi dưỡng nhận thức về Đảng

Người vào Đảng phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, có giấy chứng nhận do trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp; nơi không có trung tâm bồi dưỡng chính trị thì do cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp.

2. Làm Đơn xin vào Đảng

Người vào Đảng phải tự làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng.

3. Khai lý lịch

– Người vào Đảng tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ.

Có thể bạn quan tâm  Hành vi nhận hối lộ bị xử lý thế nào theo quy định hiện hành?

– Lý lịch phải được cấp ủy cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu.

4. Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng

– Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm:

+ Người vào Đảng.

+ Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).

– Nội dung thẩm tra, xác minh

+ Đối với người vào Đảng: làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

+ Đối với người thân: làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

5. Xét kết nạp

Về trình tự

– Sau khi thẩm tra lý lịch, đảng viên được phân công hướng dẫn viết giấy giới thiệu quần chúng vào đảng.

– Chi ủy tổ chức lấy ý kiến của đại diện tổ chức chính trị – xã hội mà người vào Đảng là thành viên; lấy ý kiến nhận xét của chi ủy hoặc chi bộ (nơi chưa có chi ủy) nơi cư trú của người vào Đảng; tổng hợp thành văn bản báo cáo chi bộ.

– Chi bộ họp ra Nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên.

– Ban Tổ chức, Bảo vệ chính trị nội bộ và Đoàn thể của Đảng ủy tổng hợp hồ sơ xét kết nạp đảng trình Đảng ủy quyết định.

Hồ sơ xét kết nạp đảng bao gồm:

1) Lý lịch của người xin vào Đảng (đã xong phần thẩm tra);

2) Đơn xin vào Đảng (viết tay, không được đánh máy – thêm phần tự nhận xét);

3) Giấy giới thiệu người ưu tú vào Đảng:

  • Nếu người xin vào Đảng đang sinh hoạt Đoàn thì phải có 01 đảng viên chính thức giới thiệu và BCH hoặc BTV Đoàn trường giới thiệu;
  • Nếu người xin vào Đảng đã trưởng thành Đoàn thì phải có 01 đảng viên chính thức giới thiệu và BCH hoặc BTV Công đoàn Trường giới thiệu;

4) Nhận xét của đoàn thể:

  • Tổ Công đoàn nơi người xin vào Đảng trực tiếp sinh hoạt và Ban chấp hành Công đoàn (nếu người xin vào đảng đã hết tuổi sinh hoạt đoàn thanh niên);
  • Chi đoàn nơi người xin vào Đảng trực tiếp sinh hoạt (nếu người xin vào Đảng còn tuổi sinh hoạt đoàn thanh niên)

5) Tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể và nơi cư trú;

6) Bản sao giấy chứng nhận học lớp nhận thức về Đảng;

7) Bảng điểm học tập có xác nhận của Phòng Đào tạo (đối với sinh viên)

8) Biên bản họp chi bộ xét kết nạp quần chúng ưu tú vào Đảng và Nghị quyết;

9) Nghị quyết xét đề nghị kết nạp đảng viên của Chi bộ;

10) Nghị quyết xét đề nghị kết nạp đảng viên của Đảng bộ;

6. Tổ chức lễ kết nạp

Có thể bạn quan tâm  Hướng dẫn cách viết đơn khởi kiện bạo lực gia đình năm 2022

Khi có quyết định kết nạp đảng viên của cấp có thẩm quyền, trong thời gian không qúa một tháng, chi bộ phải tổ chức lễ kết nạp đảng viên. Lễ kết nạp Đảng viên phải tổ chức trang nghiêm; tiến hành kết nạp từng người một (nếu kết nạp từ hai người trở lên trong cùng một lễ).

7. Giai đoạn đảng viên dự bị

Thời gian dự bị là 12 tháng tính từ ngày Chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong giai đoạn này, đảng viên dự bị có các quyền và nghĩa vụ như đảng viên chính thức (trừ quyền bầu cử, ứng cử và biểu quyết). Chi bộ tiếp tục theo dõi và bồi dưỡng đảng viên dự bị.

Quy trình chuyển thành Đảng viên chính thức như thế nào?

Hồ sơ xét chuyển đảng chính thức

Hồ sơ xét chuyển đảng chính thức bao gồm:

  • Đơn xin chuyển Đảng chính thức;
  • Bản nhận xét của đảng viên được phân công giúp đỡ
  • Ý kiến nhận xét của BCH Công đoàn (hoặc của tổ công đoàn, có xác nhận của BCH Công đoàn cơ sở) hoặc BCH Đoàn nếu đang sinh hoạt Đoàn
  • Bản nhận xét của cấp uỷ nơi cư trú đối với đảng viên dự bị
  • Tổng hợp ý kiến nhận xét của tổ chức Công đoàn (hoặc Đoàn thanh niên) và Chi bộ nơi đảng viên dự bị cư trú
  • Giấy chứng nhận tốt nghiệp chương trình ly luận chính trị phổ thông (lớp bồi dưỡng đảng viên mới)
  • Biên bản họp Chi bộ xét chuyển chính thức
  • Nghị quyết của Chi bộ đề nghị công nhận đảng viên chính thức
  • Nghị quyết của Đảng uỷ đề nghị công nhận Đảng viên chính thức

Trình tự chuyển thành Đảng viên chính thức

Sau 12 tháng kể từ ngày được kết nạp, Đảng viên dự bị phải làm bản kiểm điểm và làm đơn đề nghị Chi bộ xem xét chuyển đảng chính thức.

BCH hoặc BTV Đoàn trường họp cho ý kiến nhận xét (Đối với đảng viên đang sinh hoạt đoàn)

Tổ Công đoàn họp cho ý kiến nhận xét (Đối với đảng viên dự bị là CB – GV đã trưởng thành đoàn).

Chi bộ họp cho ý kiến nhận xét và biểu quyết.

Quy trình kết nạp Đảng viên như thế nào?
Quy trình kết nạp Đảng viên như thế nào?

Quy trình lễ kết nạp đảng viên mới

Chương trình của buổi lễ kết nạp Đảng gồm các nội dung nêu tại Hướng dẫn 01:

– Chào cờ: Các Đảng viên có mặt tại buổi lễ hát Quốc ca, Quốc tế ca.

– Tuyên bố lý do tổ chức lễ kết nạp và giới thiệu từng đại biểu có mặt tại buổi lễ như:

– Bí thư chi bộ hoặc đại diện chi ủy đọc quyết định kết nạp Đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền với người được kết nạp vào Đảng.

– Đảng viên mới đọc lời tuyên thệ.

– Đại diện chi ủy nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Đảng viên cũng như các nhiệm vụ của chi bộ và phân công Đảng viên chính thức giúp đỡ Đảng viên dự bị. Ngoài ra, nếu có ý kiến thì đại diện cấp ủy cấp trên sẽ phát biểu.

– Bế mạc: Những người có mặt tại buổi lễ hát Quốc ca, Quốc tế ca.

Mời bạn xem thêm

Có thể bạn quan tâm  Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà năm 2023

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết Luật sư Hải Phòng tư vấn về “Quy trình kết nạp Đảng viên như thế nào?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.

Luật sư Hải Phòng tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến thủ tục soạn thảo mẫu đơn ly hôn thuận tình…. Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư Hải Phòng thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Trang trí lễ kết nạp Đảng thế nào là đúng chuẩn?

Việc trang trí, tổ chức lễ kết nạp cho Đảng viên dự bị được nêu cụ thể tại khoản 3.8 Điều 3 thủ tục xem xét kết nạp Đảng viên của Hướng dẫn 01-HD/TW.
Việc trang trí lễ kết nạp cũng được quy định chi tiết tại Hướng dẫn này như sau:
Trang trí lễ kết nạp (nhìn từ dưới lên): Trên cùng là khẩu hiệu “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm”; cờ Đảng, cờ Tổ quốc, tượng hoặc ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh (bên trái), ảnh Mác – Lênin (bên phải), tiêu đề: “Lễ kết nạp đảng viên”.

Không đóng Đảng phí bao lâu sẽ bị xóa tên Đảng viên khỏi Đảng?

Chi bộ xem xét, đề nghị cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên đối với các trường hợp sau: Đảng viên bỏ sinh hoạt đảng hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng; đảng viên tự ý trả thẻ đảng viên hoặc tự huỷ thẻ đảng viên; đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không thực hiện nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục nhưng sau thời gian 12 tháng phấn đấu không tiến bộ; đảng viên hai năm liền vi phạm tư cách đảng viên; đảng viên không bảo đảm tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ Chính trị.

Đảng viên đánh nhau với người khác có bị khai trừ ra khỏi Đảng không?

Tại Khoản 1 và 3 Điều 54 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định về vi phạm quy định về đạo đức, nếp sống văn minh như sau:
1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
d) Có hành vi làm mất an ninh, trật tự công cộng (quậy phá, gây gổ, đánh nhau…).
Bên cạnh đó, tại Khoản 3 Điều 54 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định như sau:
3. Trường hợp vi phạm Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Là lãnh đạo, chỉ huy nhưng có hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự hoặc dùng nhục hình đối với cán bộ, chiến sĩ, nhân viên dưới quyền.
b) Là cấp dưới nhưng có hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự hoặc hành hung cán bộ lãnh đạo, quản lý, chỉ huy và đồng nghiệp.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời