Quy định về ủy thác mua bán hàng hóa theo pháp luật hiện hành

Thưa Luật sư Hải Phòng. Tôi là giám đốc công ty chuyên sản xuất, chế biến ra các tinh dầu, dầu gội thảo dược tại Thành phố Hải Phòng. Tuy nhiên, giờ đây tôi muốn nhập số lượng lớn nguyên liệu các cây thảo dược từ nước ngoài để phục vụ cho quá trình sản xuất này. Tuy nhiên, vì công ty không chuyên về vấn đề nhập khẩu nên tôi muốn ủy thác cho công ty khác mua hộ công ty tôi. Luật sư Hải Phòng có thể cung cấp cho tôi thông tin về các quy định pháp luật về ủy thác mua bán hàng hóa. Rất mong nhận được phản hồi từ phía Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư Hải Phòng. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc nêu trên cho bạn.

Căn cứ pháp luật

  • Luật thương mại 2005

Khái niệm ủy thác mua bán hàng hóa

Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác.

+ Các bên tham gia hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa gồm bên ủy thác và bên nhận ủy thác

  • Bên nhận uỷ thác mua bán hàng hoá là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hoá được uỷ thác và thực hiện mua bán hàng hoá theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác.
  • Bên uỷ thác mua bán hàng hoá là thương nhân hoặc không phải là thương nhân giao cho bên nhận uỷ thác thực hiện mua bán hàng hoá theo yêu cầu của mình và phải trả thù lao uỷ thác.

+ Hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá phải được lập thành văn bản ủy quyền hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

  • Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa là một loại hợp đồng dịch vụ, do đó đối tượng của hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa là công việc mua bán hàng hóa do bên nhận ủy thác tiến hành theo sự ủy quyền của bên ủy thác.

+ Bên nhận ủy thác chỉ được bên ủy thác ủy quyền mua hoặc bán hàng hóa cụ thể nào đó cho bên thứ ba.

Hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa có những đặc điểm gì?

Ủy thác mua bán hàng hoá có những đặc điểm sau:

Quan hệ ủy thác mua bán hàng hoá được xác lập giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác.

Bên nhận ủy thác phải là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hoá được ủy thác và thực hiện mua bán hàng hoá theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác. Thương nhân nhận ủy thác có thể nhận ủy thác mua bán hàng hoá cho nhiều bên ủy thác khác nhau (Điều 161 Luật Thương mại năm 2005). Bên ủy thác là bên giao cho bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hoá theo yêu cầu của minh và không nhất thiết phải có tư cách thương nhân. Quan hệ ủy thác có thể bao gồm ủy thác mua và ủy thác bán hàng hoá. Trong thực tế, đôi khi ủy thác còn được gọi là ký gửi, ví dụ: Thợ thủ công, nghệ nhân nhờ thương nhân có cửa hàng, cửa hiệu bán sản phẩm, tác phẩm của mình, người có đồ cũ, đồ cổ nhờ bán ký gửi.

Có thể bạn quan tâm  Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng

Giống quan hệ đại diện cho thương nhân bên nhận ủy thác phải có tư cách thương nhân và tiến hành hoạt động mua, bán hàng hoá theo sự ủy quyền và vì lợi ích của bên ủy thác để lấy thù lao. Nhưng khác với quan hệ đại diện cho thương nhân, bên nhận ủy thác khi giao dịch với bên thứ ba sẽ nhân danh chính mình và những hành vi của bên nhận ủy thác sẽ mang lại hậu quả pháp lý cho chính họ chứ không phải cho bên ủy thác.

Nội dung của hoạt động ủy thác mua bán hàng hoá bao gồm việc giao kết, thực hiện hợp đồng ủy thác giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác và giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá giữa bên nhận ủy thác với bên thứ ba theo yêu cầu của bên ủy thác.

Nội dung của hoạt động ủy thác mua bán hàng hoá hẹp hơn so với nội dung của hoạt động đại diện cho thương nhân. Bên đại diện cho thương nhân có thể được bên giao đại diện ủy quyền thực hiện nhiều hành vi thương mại khác nhau, trong khi bên nhận ủy thác chỉ được bên ủy thác ủy quyền mua hoặc bán hàng hoá cụ thể nào đó cho bên thứ ba. Hoạt động ủy thác mua bán hàng hoá cũng rất khác hoạt động môi giới thương mại. Bên môi giới thương mại không giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại. Những hợp đồng này do các bên được môi giới giao kết trực tiếp với nhau. Bên môi giới không tham gia quá trình thực hiện hợp đồng. Còn bên nhận ủy thác trực tiếp giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá với bên thứ ba.

Việc ủy thác mua bán phải được xác lập bằng hợp đồng. Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hoá phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương

Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hoá được giao kết giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác. Bên ủy thác có thể là tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu mua bán hàng hoá. Bên nhận ủy thác phải là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hoá được ủy thác. Trong trường hợp, bên nhận ủy thác giao kết hợp đồng ủy thác không nằm trong phạm vi kinh doanh của mình thì hợp đồng đó vi phạm Điều 156 Luật Thương mại năm 2005 và có thể bị tuyên bố vô hiệu.

Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hoá là một loại hợp đồng dịch vụ, do đó đối tượng của hợp đồng ủy thác mua bán hàng hoá là công việc mua bán hàng hoá do bên nhận ủy thác tiến hành theo sự ủy quyền của bên ủy thác. Hàng hoá được mua bán theo yêu cầu của bên ủy thác là đối tượng của hợp đồng mua bán giao kết giữa bên nhận ủy thác với bên thứ ba chứ không phải đối tượng của hợp đồng ủy thác.

Có thể bạn quan tâm  Thủ tục kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2022

Khi giao kết hợp đồng ủy thác mua bán hàng hoá, các bên có thể thỏa thuận và ghi vào hợp đồng các điều khoản sau: Hâng hoá được ủy thác mua bán; số lượng, chất lượng, quy cách, giá cả và các điều kiện cụ thể khác của hàng hoá được ủy thác mua hoặc bán; thù lao ủy thác; thời hạn thực hiện hợp đồng ủy thác.

Ngoài ra, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà các bên có thể thỏa thuận và ghi vào hợp đồng những nội dung khác như các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng; trách nhiệm giải quyết khiếu nại với khách hàng; trách nhiệm tài sản của các bên khi vi phạm hợp đồng; thủ tục giải quyết tranh chấp, các trường hợp miễn trách nhiệm.

Quy định về ủy thác mua bán hàng hóa theo pháp luật hiện hành

Quy định về ủy thác mua bán hàng hóa theo pháp luật hiện hành như sau:

Quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác

Các bên khi giao kết hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa có quyền thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác. Trường hợp không có thỏa thuận, pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác như sau:

Quyền của bên ủy thác

Căn cứ điều 162 luật thương mại 2005, quyền của bên ủy thác được quy định như sau:

+ Yêu cầu bên nhận uỷ thác thông báo đầy đủ về tình hình thực hiện hợp đồng uỷ thác;

+ Không chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật.

  • Trừ trường hợp liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật mà nguyên nhân do bên uỷ thác gây ra hoặc do các bên cố ý làm trái pháp luật.

Nghĩa vụ của bên ủy thác

Căn cứ điều 163 luật thương mại 2005, nghĩa vụ của bên ủy thác được quy định như sau:

+Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;

+ Trả thù lao uỷ thác và các chi phí hợp lý khác cho bên nhận ủy thác;

+ Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận;

+ Liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật mà nguyên nhân do bên uỷ thác gây ra hoặc do các bên cố ý làm trái pháp luật.

Quyền và nghĩa vụ của bên nhận ủy thác

Cũng giống như quyền và nghĩa vụ của bên ủy thác, các bên cũng có quyền thỏa thuận về quyền, nghĩa vụ của bên nhận ủy thác trong quá trình ký kết hợp đồng. Trường hợp các bên không có thỏa thuận, sẽ tuân theo những quy định về quyền và nghĩa vụ của bên nhận ủy thác như sau.

Quyền của bên nhận ủy thác

Điều 164 luật thương mại 2005 quy định về quyền của bên nhận ủy thác trong hợp đồng ủy thác như sau:

Có thể bạn quan tâm  Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng

+ Yêu cầu bên uỷ thác cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;

+ Nhận thù lao uỷ thác và các chi phí hợp lý khác;

+ Không chịu trách nhiệm về hàng hoá đã bàn giao đúng thoả thuận cho bên uỷ thác.

Nghĩa vụ của bên nhận ủy thác

Điều 165 luật thương mại 2005, quy về nghĩa vụ của bên nhận ủy thác như sau:

+ Thực hiện mua bán hàng hoá theo thỏa thuận;

+ Thông báo cho bên uỷ thác về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;

+ Thực hiện các chỉ dẫn của bên uỷ thác phù hợp với thoả thuận;

+ Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hợp đồng uỷ thác;

+ Giữ bí mật về những thông tin có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;

+ Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận;

+ Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên ủy thác, nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra.

Quy định về ủy thác mua bán hàng hóa theo pháp luật hiện hành
Quy định về ủy thác mua bán hàng hóa theo pháp luật hiện hành

Thông tin liên hệ:

Vấn đề Quy định về ủy thác mua bán hàng hóa theo pháp luật hiện hành đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư Hải Phòng luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Thủ tục đăng ký giám hộ đương nhiên vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Bên nhận ủy thác mua bán hàng hóa có được nhận ủy thác cho nhiều bên không?

Căn cứ quy định tại điều 161 luật thương mại 2005; bên nhận uỷ thác có thể nhận uỷ thác mua bán hàng hoá của nhiều bên uỷ thác khác nhau.

Bên nhận ủy thác mua bán hàng hóa có ủy thác lại được cho bên thứ ba?

Bên nhận uỷ thác không được uỷ thác lại cho bên thứ ba thực hiện hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá đã ký, trừ trường hợp có sự chấp thuận bằng văn bản của bên uỷ thác.

Bên ủy thác có phải chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận ủy thác vi phạm pháp luật không?

Bên ủy thác có phải chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận ủy thác vi phạm pháp luật không?Bên ủy thác không chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật, trừ trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật mà nguyên nhân do bên uỷ thác gây ra hoặc do các bên cố ý làm trái pháp luật thì bên ủy thác phải liên đới chịu trách nhiệm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời