Hướng dẫn thủ tục giành quyền nuôi con sau ly hôn năm 2022

Thưa Luật sư Hải Phòng. Tôi là Quỳnh Trang, tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Hải Phòng. Tôi có vấn đề thắc mắc như sau: Ly hôn là vấn đề không ai mong muốn nó xảy ra trong cuộc sống của mình. Ai cũng có mong muốn được hạnh phúc và viên mãn trong đời sống hôn nhân. Tuy nhiên, tôi lại không được may mắn như vậy. Tôi và chồng cũ hiện tại đang lục đục, có xích mích với nhau. Cả hai chúng tôi có một đứa con gái đầu lòng, tôi và anh ấy không thể thỏa thuận về vấn đề nuôi con. Luật sư Hải Phòng có thể cung cấp cho tôi thông tin về thủ tục giành quyền nuôi con sau khi ly hôn đơn phương? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn. Để tìm hiểu sâu hơn về “Hướng dẫn thủ tục giành quyền nuôi con sau ly hôn năm 2022“ và các vấn đề liên quan. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư Hải Phòng để biết thêm thông tin nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
  • Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ trong việc nuôi dưỡng con sau ly hôn

Căn cứ theo quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

Có thể bạn quan tâm  Hành vi bắt giữ người trái pháp luật để đòi nợ bị phạt như thế nào?

2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

Có thể giành lại quyền nuôi con khi đã có bản án của Tòa án?

Để có thể thực hiện giành lại quyền nuôi con khi đã có bản án của Tòa án cần căn cứ theo Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, bạn cần chứng minh người có được quyền nuôi con sau ly hôn không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con (về mặt sức khỏe, tinh thần, học tập…) và bạn phải có đủ điều kiện để đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho con bạn hơn vợ/chồng của bạn thì Tòa án sẽ căn cứ vào những căn cứ trên nhằm ra phán quyết thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Nếu vợ/chồng đạt được thỏa thuận thuận tình về quyền nuôi con, bạn có thể nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình quyền nuôi con. Nếu như vợ/chồng bạn không thỏa thuận được thì tranh chấp về việc đòi lại quyền nuôi con thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo Điều 28 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015, do đó bạn có thể gửi đơn khởi kiện cùng chứng cứ về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ/chồng bạn đang cư trú.

Để giành quyền nuôi con cần những bằng chứng gì?

Bằng chứng để giành quyền nuôi con gồm những giấy tờ sau:

Có thu nhập đảm bảo nuôi dưỡng, chăm sóc tốt nhất cho con

Đây có thể coi là một trong những yếu tố quan trọng khi cha, mẹ muốn giành quyền nuôi con khi ly hôn. Bởi khi có một cuộc sống đảm bảo, có điều kiện về chất như có thu nhập ổn định thông qua việc công việc ổn định, lương cao, thu nhập ổn định, có sổ tiết kiệm…

Những yếu tố về vật chất này đủ để đảm bảo trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con đầy đủ và cho con được học hành trong môi trường giáo dục tốt nhất.

Có thời gian, giành nhiều tình cảm quan tâm, yêu thương con

Ngoài vật chất, yếu tố tinh thần của con cũng là một trong những vấn đề quan trọng. Theo quy định đó, khi bản thân có thời gian chăm sóc con, bên cạnh con, yêu thương, tôn trọng ý kiến của con, không phân biệt đối xử với con… thì sẽ có phần “thắng” trong việc giành quyền nuôi con.

Những bằng chứng trong trường hợp này có thể về thời gian làm việc của người muốn giành quyền nuôi con; đối phương là người thường xuyên đi công tác, thường xuyên đi xa nhà, không có thời gian chăm sóc cho con…

Chứng minh có nhiều điều kiện khác tốt cho con hơn đối phương

Ngoài yếu tố về vật chất và tinh thần, nhiều khi đương sự cũng cần phải chứng minh các điều kiện khác như có thể tạo môi trường, không gian tốt nhất cho con phát triển…

Có thể bạn quan tâm  Thuế chuyển nhượng là gì theo quy định?

Chứng minh đối phương không đáp ứng điều kiện nuôi con trực tiếp

Chứng minh đối phương không đáp ứng điều kiện nuôi con trực tiếp đây được xem là một trong những biện pháp để Tòa án xem xét điều kiện tốt nhất cho con. Nếu xét về vật chất, tinh thần và điều kiện khác, các đương sự đều có tình huống tương tự nhau thì đây sẽ là một trong những yếu tố quan trọng để Tòa án xem xét giao cho cho ai.

Những vấn đề cần chứng minh trong trường hợp này có thể kể đến như:

– Trong thời gian đang chung sống, đối phương không quan tâm đến con, hay đánh đập, bạo lực với con về tinh thần và thể xác, ngăn cản, không tạo điều kiện cho con được phát triển năng khiếu… ảnh hưởng sâu sắc đến việc phát triển toàn diện của con.

– Chứng cứ chứng minh nguyên nhân ly hôn là do lỗi của đối phương ví dụ như ngoại tình, bạo lực gia đình… Qua đó, khẳng định, đối phương là một tấm gương không tốt với con, nếu để con sống chung với đối phương sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của con…

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, không phải cứ liệt kê ra những điều kiện, yếu tố như trên là được mà cha, mẹ cần phải có bằng chứng cụ thể, rõ ràng, đầy đủ sức thuyết phục để Tòa án căn cứ vào đó xem xét, quyết định người trực tiếp nuôi con.

Hướng dẫn thủ tục giành quyền nuôi con sau ly hôn tại Hải Phòng

Hồ sơ giành quyền nuôi con sau ly hôn

  • Đơn khởi kiện giành quyền nuôi con ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP.
  • Hộ khẩu thường trú
  • Bản sao công chứng chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân.
  • Bản án quyết định của Tòa án về xác định quyền nuôi con của của mẹ.
  • Bản sao công chứng Giấy khai sinh của con chung.
  • Giấy xác nhận thu nhập.
  • Giấy xác nhận của công an nơi con chung và người trực tiếp nuôi dưỡng con chung đang sinh sống.
Hướng dẫn thủ tục giành quyền nuôi con sau ly hôn năm 2022
Hướng dẫn thủ tục giành quyền nuôi con sau ly hôn năm 2022

Trình tự thủ tục giành quyền nuôi con sau ly hôn

Trường hợp vợ và chồng không tự thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giải quyết tranh chấp về nuôi con được quy định tại (khoản 1 Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự 2015). Thủ tục thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền nơi bị đơn đang cư trú, làm việc.

Bước 2: Tòa án xem xét đơn. Nếu đơn hợp lệ, Tòa án tiến hành thụ lý vụ án, ra thông báo thụ lý để người khởi kiện thực hiện nghĩa vụ đóng tiền tạm ứng án phí.

Bước 3: Người khởi kiện nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí đến Tòa án đang giải quyết đơn.

Có thể bạn quan tâm  Chuyển đổi đất ở sang đất thương mại dịch vụ tại Hải Phòng thế nào?

Bước 4: Tòa án thực hiện xác minh hồ sơ, chứng cứ tiến hành hòa giải.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết Luật sư Hải Phòng tư vấn về “Hướng dẫn thủ tục giành quyền nuôi con sau ly hôn năm 2022”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.

Luật sư Hải Phòng tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến thủ tục soạn thảo mẫu đơn ly hôn thuận tình, hợp đồng lao động, đơn xin ly hôn, …. Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư Hải Phòng thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Ai có quyền khởi kiện giành quyền nuôi con?

Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền được khởi kiện thay đổi quyền nuôi con được quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 84, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 bao gồm;
Cha, mẹ của con
Người thân thích
Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình
cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em
Hội liên hiệp phụ nữ

Quy định về quyền của người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn?

Theo quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về quyền của người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn cụ thể như sau:
“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

Bị hạn chế quyền nuôi con khi nào?

Khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình cũng nêu rõ: Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời