Có con nghiện ma túy thì Đảng viên có bị kỷ luật không?

Xin chào Luật sư Hải Phòng. Gần đây, em đã dính vào con đường nghiện ma túy do bị bạn bè rủ thử. Hiện tại, em rất hối hận về hành vi đó nhưng đã quá muộn màng. Mẹ em là một Đảng viên nên em đang lo lắng rằng nếu cơ quan phát hiện mẹ em có con nghiện ma túy thì mẹ em có bị kỷ luật hay trách phạt gì không ạ? Rất mong nhận được phản hồi từ phía Luật sư. Xin chân thành cảm ơn Luật sư. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề “Có con nghiện ma túy thì Đảng viên có bị kỷ luật không?“. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư Hải Phòng để biết thêm thông tin nhé!

Đảng viên là gì?

Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là người gia nhập và được kết nạp vào đồng thời sinh hoạt trong Đảng Cộng sản Việt Nam. Ở Việt Nam, từ Đảng viên có thể hiểu là thành viên của Đảng Cộng sản Việt Nam do chỉ có Đảng cộng sản tồn tại hợp pháp và lãnh đạo Việt Nam theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.

Công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ của Đảng và có đủ tiêu chuẩn, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thời gian chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm có thể được kết nạp vào Đảng và trở thành Đảng viên.

Điều kiện công nhận là Đảng viên chính thức?

Để có thể được công nhận là Đảng viên chính thức, công dân cần phải đáp ứng một số điều kiện nhất định đã được nêu tại Điều lệ Đảng như sau:

+ Có tuổi đời từ 18 – 60 tuổi;

+ Phải có bằng tốt nghiệp THCS hoặc tương đương trở lên;

+ Thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh, Điều lệ Đảng;

+ Có lý lịch rõ ràng, trong sáng…

Do đó, một khi đã được công nhận là Đảng viên chính thức cũng đồng nghĩa với đó sẽ được phát thẻ Đảng viên. Vì lẽ đó, mỗi Đảng viên sau khi nhận được thẻ Đảng viên phải thực hiện đúng các quy định về sử dụng và bảo quản thẻ.

Trong trường hợp Đảng viên làm mất hoặc làm hỏng thẻ thì bắt buộc phải báo cáo ngay với cấp ủy để xét cấp lại hoặc đổi thẻ Đảng viên mới.

Vai trò và quyền hạn của Đảng viên là gì?

Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.

Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.

Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.

Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.

Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.

Đảng viên được thông báo ý kiến nhận xét của cấp ủy nơi làm việc và nơi cư trú khi xem xét bổ nhiệm, giới thiệu bầu cử; được trình bày ý kiến với tổ chức đảng, cấp uỷ đảng khi xem xét thi hành kỷ luật đối với mình.

Đảng viên được phê bình, chất vấn, báo cáo kiến nghị trực tiếp hoặc bằng văn bản trong phạm vi tổ chức của Đảng về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp, về những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức đảng hoặc chức trách, nhiệm vụ, phẩm chất đạo đức của đảng viên đó; chịu trách nhiệm trước tổ chức đảng về ý kiến của mình.

Có thể bạn quan tâm  Hợp đồng vay tiền ngân hàng cần có những nội dung gì?

Có con nghiện ma túy thì Đảng viên có bị kỷ luật không?

Căn cứ Điều 49 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 có quy định về kỷ luật Đảng viên vi phạm quy định về phòng, chống tệ nạn xã hội như sau:

1. Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:

a) Biết nhưng đề vợ (chồng), con, bố, mẹ, anh, chị, em ruột, bên vợ (chồng) cùng sống trong gia đình đánh bạc, thực hiện hoạt động rửa tiền, cho vay hoặc đi vay trái quy định dưới mọi hình thức mà không có biện pháp ngăn chặn hoặc không kịp thời báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

b) Biết nhưng để bố, mẹ, vợ (chồng), con cùng sống trong gia đình sử dụng hoặc tàng trữ, lưu hành, mua, bán, vận chuyển văn hóa phẩm có nội dung cấm, độc hại; vũ khí quân dụng, thiết bị, công cụ hỗ trợ khác trái quy định mà không kịp thời báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Trường hợp đã kỷ luật theo Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):

a) Đánh bạc hoặc sử dụng các chất ma túy hoặc tham gia các tệ nạn xã hội khác.

b) Người có nhiệm vụ trực tiếp đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội mà dung túng, bao che, tiếp tay, làm ngơ hoặc không kịp thời xử lý người vi phạm (mua dâm, bán dâm, sử dụng ma túy, đánh bạc, đi vay, cho vay trái quy định hoặc tàng trữ, lưu hành, mua bán, vận chuyển, sử dụng văn hoá phẩm có nội dung cấm, độc hại).

c) Tàng trữ, lưu hành, mua bán, vận chuyển, sử dụng văn hóa phẩm có nội dung cấm, độc hại.

d) Dung túng, chứa chấp hoặc do thiếu trách nhiệm để xảy ra mại dâm, đánh bạc, mua bán, sử dụng ma túy trái pháp luật và tệ nạn xã hội khác trong đơn vị, cơ quan, tổ chức, địa bàn do mình trực tiếp quản lý, phụ trách.

đ) Biết nhưng để bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột hoặc người thân của mình hoặc bên vợ (chồng) cùng sống trong gia đình sử dụng, sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy.

3. Trường hợp vi phạm Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:

a) Tổ chức sản xuất, bán hoặc lưu hành, tán phát các văn hóa phẩm có nội dung cấm, độc hại.

b) Sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép hoặc tổ chức sử dụng trái phép các chất ma túy.

c) Sử dụng hành vi đòi nợ trái pháp luật dưới mọi hình thức.

d) Tổ chức chứa chấp và môi giới mại dâm; tổ chức hoạt động mại dâm; bảo kê mại dâm; lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm.

đ) Chủ mưu, khởi xướng, tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức hoặc đã bị xử lý về hành vi đánh bạc nhưng tiếp tục tái phạm.

Có con nghiện ma túy thì Đảng viên có bị kỷ luật không?
Có con nghiện ma túy thì Đảng viên có bị kỷ luật không?

Thời hiệu kỷ luật Đảng viên là bao lâu?

1. Thời hiệu kỷ luật là thời hạn được quy định trong Quy định này mà khi hết thời hạn đó thì tổ chức đảng, đảng viên vi phạm không bị kỷ luật.

2. Thời hiệu kỷ luật được tính từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm đến khi tổ chức đảng có thẩm quyền kết luận vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật. Nếu tổ chức đảng hoặc đảng viên có hành vi vi phạm mới trong thời hạn được quy định tại Điểm a, b Khoản này thì thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm mới.

Có thể bạn quan tâm  Mẫu đơn xin hoàn lại tiền nhầm năm 2022

a) Thời hiệu kỷ luật tổ chức đảng vi phạm như sau:

– 5 năm (60 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khiển trách.

– 10 năm (120 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức cảnh cáo.

– Không áp dụng thời hiệu kỷ luật đối với những vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức kỷ luật giải tán; vi phạm về chính trị nội bộ; về quốc phòng, an ninh, đối ngoại xâm hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

b) Thời hiệu kỷ luật đảng viên vi phạm như sau:

– 5 năm (60 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khiển trách.

– 10 năm (120 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức.

– Không áp dụng thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khai trừ; vi phạm chính trị nội bộ; vi phạm quốc phòng, an ninh, đối ngoại có xâm hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc; việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết Luật sư Hải Phòng tư vấn về “Có con nghiện ma túy thì Đảng viên có bị kỷ luật không?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.

Luật sư Hải Phòng tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến thủ tục Sáp nhập doanh nghiệp, Thay đổi họ tên con sau khi ly hôn, Hủy việc kết hôn trái luật, Giải thể công ty, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Dịch vụ ly hôn khi vợ ở nước ngoài, Thủ tục tách thửa đất….  Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư Hải Phòng thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Quản lý sinh hoạt đảng của Đảng viên hoạt động ở xa nơi cư trú thực hiện ra sao?

Tại Tiết a Tiểu mục 10.3 Mục 10 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng quy định quản lý sinh hoạt đảng của đảng viên hoạt động ở xa nơi cư trú như sau:
a) Việc quản lý sinh hoạt đảng của đảng viên hoạt động ở xa nơi cư trú, làm việc lưu động, không ổn định hoặc ở nơi chưa có tổ chức đảng:
Đảng viên đi làm việc lưu động ở các địa phương trong nước, việc làm không ổn định hoặc ở những nơi chưa có tổ chức đảng, không có điều kiện trở về tham gia sinh hoạt chi bộ theo quy định của Điều lệ Đảng thì đảng viên phải làm đơn báo cáo chi bộ xem xét cho tạm miễn sinh hoạt.
Nếu đảng viên đi ra ngoài địa phương nơi cư trú (vì việc làm hoặc vì việc riêng) có lý do chính đáng và thời gian dưới 12 tháng thì chi bộ xét, đề nghị đảng ủy cơ sở cho đảng viên được tạm miễn sinh hoạt đảng và công tác trong thời gian đó. Đảng viên phải đăng ký tạm trú với chính quyền địa phương nơi đến và giữ gìn tư cách đảng viên, đóng đảng phí theo quy định; hết thời gian phải có nhận xét của cơ quan, chính quyền địa phương (xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị…) ở nơi đến để chi bộ bố trí sinh hoạt đảng trở lại. Nếu ở nơi đến, đảng viên không thực hiện được việc đăng ký tạm trú, hết thời gian trên phải làm bản tự kiểm điểm về việc giữ gìn tư cách đảng viên, báo cáo chi bộ để chi bộ xét cho sinh hoạt đảng trở lại.
Trường hợp đảng viên cần tiếp tục đi thêm đợt mới thì phải có đơn báo cáo với chi bộ để chi bộ xem xét, quyết định.

Có thể bạn quan tâm  Điều kiện xin ra khỏi ngành công an hiện nay như thế nào?
Tình tiết tăng nặng mức kỷ luật đối với Đảng viên?

a) Đã được tổ chức đảng yêu cầu kiểm điểm nhưng không thực hiện, không sửa chữa khuyết điểm, vi phạm. Không tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm, hình thức kỷ luật tương xứng với nội dung, tính chất, mức độ vi phạm; gây thiệt hại về vật chất phải bồi hoàn nhưng không bồi hoàn, không khắc phục hậu quả hoặc khắc phục không đúng yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, không tự giác nộp lại tiền, tài sản do vi phạm mà có.
b) Đối phó, quanh co, cản trở quá trình kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Bao che cho người vi phạm; đe dọa, trù dập, trả thù người đấu tranh, tố cáo, người làm chứng, người cung cấp tài liệu, chứng cứ vi phạm.
c) Vi phạm có tổ chức, là người chủ mưu; cung cấp thông tin, báo cáo sai sự thật; ngăn cản người khác cung cấp chứng cứ vi phạm; che giấu, sửa chữa, tiêu hủy chứng cứ, tạo lập tài liệu, hồ sơ, chứng cứ giả.
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lợi dụng tình trạng khẩn cấp, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh thực hiện chính sách an sinh xã hội và quốc phòng, an ninh để trục lợi. Ép buộc, vận động, tổ chức, tiếp tay cho người khác cùng vi phạm.

Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật đối với Đảng viên?

a) Đảng viên là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc đảng viên là nam giới (trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chưa xem xét kỷ luật.
b) Đảng viên bị bệnh nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện thì chưa xem xét kỷ luật, khi sức khỏe ổn định (được ra viện) mới xem xét kỷ luật.
c) Đảng viên vi phạm đã qua đời thì tổ chức đảng xem xét, kết luận nhưng không quyết định kỷ luật, trừ trường hợp có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng.
d) Đảng viên bị tuyên bố mất tích nếu phát hiện vi phạm vẫn phải xem xét, kết luận nhưng chưa xử lý kỷ luật, khi phát hiện đảng viên đó còn sống thì thi hành kỷ luật theo quy định.
đ) Đảng viên thực hiện đề xuất về đổi mới, sáng tạo theo Kết luận số 14-KL/TW, ngày 22/9/2021 của Bộ Chính trị, được cơ quan có thẩm quyền cho phép nhưng xảy ra thiệt hại thì cơ quan có thẩm quyền xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, đánh giá khách quan, toàn diện; nếu đã thực hiện đúng chủ trương, có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung thì miễn kỷ luật hoặc giảm nhẹ trách nhiệm.
e) Vi phạm do chấp hành chủ trương, quyết định, mệnh lệnh sai trái của tổ chức, cấp trên hoặc do bị ép buộc nhưng đã chủ động, kịp thời báo cáo bằng văn bản với tổ chức, cơ quan có thẩm quyền biết ý kiến, đề xuất của mình trước khi thực hiện thì miễn kỷ luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời