Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm Việt Nam năm 2022
Tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực an toàn thực phẩm là gì? Như chúng ta đã biết, an toàn vệ sinh thực phẩm đã và đang là trọng tâm của đời sống kinh tế – xã hội Việt Nam trong những năm gần đây vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người dân. Nhưng hiện nay, trước tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm diễn ra phổ biến trong những năm gần đây, nhiều gia đình phải lo lắng tìm nơi cung cấp thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn sức khỏe cho gia đình mình. Nhiều sản phẩm kém chất lượng gia nhập thị trường ở mức báo động. Trước tình hình an toàn thực phẩm này, Việt Nam đã ban hành các tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực này nhằm đảm bảo an toàn cho mọi người. Vì vậy, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn đọc về quy chuẩn an toàn thực phẩm Việt Nam 2022 qua bài viết dưới đây.
An toàn thực phẩm là gì?
Theo quy định của Luật an toàn thực phẩm 2010 thì An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
Sức khỏe của người dân luôn là điều quan trọng nhất được mọi người và đất nước quan tâm. Vì vậy, các loại thực phẩm hợp vệ sinh phải được kiểm tra và trải qua quy trình công bố sản phẩm nghiêm ngặt với sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người để mọi người có thể sống khỏe, ăn ngon bên gia đình. Tuy nhiên, điều này đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi một số lượng lớn thực phẩm không an toàn được bày bán ở một chợ mà người dân, nhà phân phối thực phẩm tìm kiếm lợi nhuận mà bỏ qua tình trạng sức khỏe của khách hàng. Đây là vấn đề nghiêm trọng mà đất nước phải kiểm soát chặt chẽ, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, vì lương thực chính của Việt Nam xuất phát từ nông nghiệp, còn vì một lý do khác.
Các cơ sở thuộc diện cấp chứng chỉ an toàn thực phẩm
Theo khoản 1 điều 12 nghị định 15/2018: Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Những cơ sở không cần cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
c) Sơ chế nhỏ lẻ;
d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
g) Nhà hàng trong khách sạn;
h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
i) Kinh doanh thức ăn đường phố;
k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm Việt Nam năm 2022
STT | Số QCVN | Tên QCVN |
1. | 3-1:2010/BYT | Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất được sử dụng để bổ sung kẽm vào thực phẩm |
2. | 3-2:2010/BYT | Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về acid folic được sử dụng để bổ sung vào thực phẩm |
3. | 3-3:2010/BYT | Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất được sử dụng để bổ sung sắt vào thực phẩm |
4. | 3-4:2010/BYT | Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất được sử dụng để bổ sung calci vào thực phẩm |
5. | 4-1:2010/BYT | Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Chất điều vị |
6. | 4-2:2010/BYT | Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Chất làm ẩm |
7. | 4-3:2010/BYT | Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Chất tạo xốp |
8. | 4-4:2010/BYT | Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Chất chống đông vón |
9. | 4-5:2010/BYT | Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Chất giữ màu |
10. | 4-6:2010/BYT | Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Chất chống oxy hóa |
11. | 4-7:2010/BYT | Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Chất chống tạo bọt |
12. | 4-8:2010/BYT | Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Chất ngọt tổng hợp |
13. | 4-9:2010/BYT | Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Chất làm rắn chắc |
14. | 4-10:2010/BYT | Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Phẩm màu |
15. | 4-11:2010/BYT | Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Chất điều chỉnh độ acid |
16. | 5-1:2010/BYT | Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sữa dạng lỏng |
17. | 5-2:2010/BYT | Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sữa dạng bột |
18. | 5-3:2010/BYT | Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm phomat |
19. | 5-4:2010/BYT | Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm chất béo từ sữa |
20. | 5-5:2010/BYT | Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sữa lên men |
21. | 6-1:2010/BYT | Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai |
22. | 6-2:2010/BYT | Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống không cồn |
23. | 6-3:2010/BYT | Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với đồ uống có cồn |
24. | 4-12:2010/BYT | Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Chất bảo quản |
25. | 4-13:2010/BYT | Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Chất ổn định |
26. | 4-14:2010/BYT | Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Chất tạo phức kim loại |
27. | 4-15:2010/BYT | Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Chất xử lý bột |
28. | 4-16:2010/BYT | Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm- Chất độn |
29. | 4-17:2010/BYT | Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm Chất khí đẩy |
30 | 3-5:2011/BYT | Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các chất được sử dụng để bổ sung Magnesi vào thực phẩm |
31 | 3-6:2011/BYT | Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các chất được sử dụng để bổ sung Iod vào thực phẩm |
32 | 4-18:2011/BYT | Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phụ gia thực phẩm – Nhóm chế phẩm tinh bột |
33 | 4-19:2011/BYT | Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phụ gia thực phẩm – Enzym |
34 | 4-20:2011/BYT | Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phụ gia thực phẩm – Nhóm chất làm bóng |
35 | 4-21:2011/BYT | Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phụ gia thực phẩm – Nhóm chất làm dày |
36 | 4-22:2011/BYT | Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phụ gia thực phẩm – Nhóm chất nhũ hóa |
37 | 4-23:2011/BYT | Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phụ gia thực phẩm – Nhóm chất tạo bọt |
38 | 8-1:2011/BYT | Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm |
39 | 8-2:2011/BYT | Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm |
40 | 9-1:2011/BYT | Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với muối Iod |
41 | 10:2011/BYT | Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước đá dùng liền |
42 | 9-2:2011/BYT | Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng |
43 | 12-1:2011/BYT | Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng nhựa tổng hợp |
44 | 12-2:2011/BYT | Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng cao su |
45 | 12-3:2011/BYT | Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng kim loại |
Trình tự thực hiện cấp lại GCN cơ sở đủ điều kiện ATTP đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt thực phẩm bảo vệ sức khỏe?
Theo Điều 29 Nghị định 15/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
1. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo Mẫu số 12 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Sơ đồ các khu vực sản xuất và dây chuyền sản xuất (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
c) Danh mục các thiết bị chính được sử dụng tại cơ sở (có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
2. Trình tự cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe
a) Cơ sở lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này và nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc nộp qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Bộ Y tế;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thành lập đoàn thẩm định và tiến hành đánh giá thực tế tại cơ sở và lập Biên bản thẩm định theo Mẫu số 13 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Đoàn thẩm định có từ 05 người trở lên, trong đó có ít nhất 02 thành viên có kinh nghiệm về thực hành sản xuất tốt (GMP), 01 thành viên có chuyên môn về kiểm nghiệm;
c) Trong trường hợp kết quả thẩm định đạt yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo Mẫu số 14 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Thời gian cấp Giấy chứng phận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
d) Trong trường hợp kết quả thẩm định tại cơ sở không đạt yêu cầu, Đoàn thẩm định ghi rõ nội dung không đạt yêu cầu trong biên bản thẩm định để cơ sở khắc phục. Sau khi khắc phục, cơ sở gửi thông báo kết quả khắc phục bằng văn bản đến Đoàn thẩm định. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo kết quả khắc phục, đoàn thẩm định có trách nhiệm xem xét để trình Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Quá thời hạn 03 (ba) tháng kể từ ngày kết thúc thẩm định, nếu cơ sở không hoàn thành việc khắc phục theo yêu cầu và thông báo kết quả khắc phục tới Đoàn thẩm định thì hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe không còn giá trị.
3. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe có giá trị 03 (ba) năm kể từ ngày cấp. Trước khi hết hạn 06 tháng, cơ sở có trách nhiệm nộp hồ sơ đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Hồ sơ, trình tự cấp lại được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe có trách nhiệm nộp phí thẩm định hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư Hải Phòng về vấn đề “Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm Việt Nam năm 2022”. Chúng tôi hy vọng rằng những kiến thức chúng tôi chia sẽ sẽ có ích cho bạn đọc trong công việc và cuộc sống.Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ về Thay đổi họ tên con sau khi ly hôn, Đổi tên căn cước công dân, Hủy việc kết hôn trái luật, Giải thể công ty, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Đổi tên giấy khai sinh, Soạn thảo mẫu đơn ly hôn thuận tình, Làm chứng minh nhân dân giả sẽ bị xử lý như thế nào…. Hãy liên hệ ngay tới Luật sư Hải Phòng để được tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh nhất. Hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Dịch vụ soạn thảo mẫu đơn ly hôn đơn phương tại Hải Phòng năm 2022
- Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất tại Hải Phòng
- Dịch vụ tư vấn soạn thảo mẫu hợp đồng góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất tại Hải Phòng
Câu hỏi thường gặp
Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018.
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật an toàn thực phẩm. Riêng đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Điều 28 Nghị định 15/2018.
Tại Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:
1. Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
c) Sơ chế nhỏ lẻ;
d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
g) Nhà hàng trong khách sạn;
h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
i) Kinh doanh thức ăn đường phố;