Thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch như thế nào?

Xin chào Luật sư. Tôi là Hương Linh, hiện đang là chủ cửa hàng mỹ phẩm tại Thành phố Hải Phòng. Tôi có vấn đề thắc mắc như sau: Do sơ xuất của bản thân nên tôi đã làm mất giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Tôi có tham khảo vài người thì thấy rằng khi làm mất những loại giấy tờ này, tôi có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao trích lục hộ tịch để thay thế cho bản gốc đó. Vậy, Luật sư cho tôi hỏi: Thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch như thế nào? Tôi cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch gồm những giấy tờ gì? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Xin chân thành cảm ơn Luật sư. Để tìm hiểu sâu hơn về “Thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch như thế nào?“ và các vấn đề liên quan. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư Hải Phòng để biết thêm thông tin nhé!

Trích lục hộ tịch là gì?

Căn cứ khoản 9 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 quy định về Trích lục hộ tịch như sau:

Trích lục hộ tịch là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm chứng minh sự kiện hộ tịch của cá nhân đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký. Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch và bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính.

Trích lục hộ tịch bao gồm:

– Bản chính trích lục hộ tịch được cấp ngay sau khi sự kiện hộ tịch được đăng ký.

– Bản sao trích lục hộ tịch bao gồm:

+ Bản sao trích lục hộ tịch được cấp từ Cơ sở dữ liệu hộ tịch;

+ Bản sao trích lục hộ tịch được chứng thực từ bản chính.

Bên cạnh đó, tại Điều 62 Luật Hộ tịch 2014 quy định cấp bản chính trích lục hộ tịch khi đăng ký hộ tịch như sau:

1. Khi đăng ký hộ tịch, cơ quan đăng ký hộ tịch cấp 01 bản chính trích lục hộ tịch cho người yêu cầu đăng ký hộ tịch, trừ việc đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn.

2. Bản chính trích lục hộ tịch được chứng thực bản sao.

Giá trị pháp lý của bản sao trích lục?

Theo Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực có giá trị pháp lý như sau:

Có thể bạn quan tâm  Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc gồm những gì?

– Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

– Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Như vậy, bản sao trích lục hộ tịch có giá trị tương đương như bản chính và được sử dụng thay thế bản chính trong việc thực hiện các giao dịch.

Thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch như thế nào?

Quyền yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch

Cá nhân không phụ thuộc vào nơi cư trú có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch của mình đã được đăng ký.

Hồ sơ đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch

– Giấy tờ phải nộp:

+ Tờ khai theo mẫu quy định đối với trường hợp người yêu cầu là cá nhân;

+ Văn bản yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch nêu rõ lý do trong trường hợp người yêu cầu là cơ quan, tổ chức;

+ Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền.

– Giấy tờ phải xuất trình:

+ Xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch;

+ Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên.

Thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch như thế nào?
Thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch như thế nào?

Thủ tục thực hiện yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch

Bước 1. Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Bước 2. Kiểm tra hồ sơ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ của người có yêu cầu; người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra; đối chiếu thông tin trong tờ khai cùng tính hợp lệ của các giấy tờ liên quan.

Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ; hợp lệ thì người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận; trong đó ghi rõ ngày; giờ trả kết quả. Trường hợp pháp luật quy định xuất trình giấy tờ khi đăng ký hộ tịch; người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ xuất trìn;, đối chiếu với thông tin trong Tờ khai và trả lại cho người xuất trình và không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm bản sao giấy tờ đó. Người tiếp nhận có thể chụp 01 bản giấy tờ xuất trình; ghi lại thông tin của giấy tờ xuất trình để lưu hồ sơ.

Có thể bạn quan tâm  Thủ tục nhận tiền hỗ trợ thuê trọ như thế nào?

Trường hợp nếu hồ sơ chưa đầy đủ; cần hoàn thiện thì người tiếp nhận có trách nhiệm phải hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung; hoàn thiện theo quy định pháp luật. Trong trường hợp, người có yêu cầu bổ sung hồ sơ mà không thể bổ sung; hoàn thiện hồ sơ ngay thì người tiếp nhận hồ sơ phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần hoàn thiện. Đồng thời, người tiếp nhận phải ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của mình.

Bước 3. Tiến hành cấp bản sao trích lục hộ tịch

Căn cứ Khoản 3 Điều 64 Luật Hộ tịch có quy định ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ; nếu xét thấy hồ sơ yêu cầu cấp đầy đủ và phù hợp, công chức làm công tác hộ tịch- tư pháp căn cứ vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch; ghi nội dung bản sao trích lục hộ tịch. Đồng thời báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch ký cấp bản sao trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.

Thời hạn giải quyết

Bản sao trích lục hộ tịch được cấp ngay trong ngày làm việc, trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo. 

Thẩm quyền cấp bản sao trích lục hộ tịch

Theo Điều 63 Luật Hộ tịch 2014, Cá nhân không phụ thuộc vào nơi cư trú có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch của mình đã được đăng ký.

Theo đó Người có yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính đến Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch nơi lưu trữ sổ gốc thông tin hộ tịch để được trích lục.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên.

Có thể bạn quan tâm  Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc trong thời gian xây dựng như thế nào?

Luật sư Hải Phòng luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn dịch vụ làm Trích lục khai sinh, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Cách thức thực hiện cấp bản sao trích lục hộ tịch như thế nào?

– Người có yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch trực tiếp thực hiện; ủy quyền cho người khác thực hiện yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch;
– Người thực hiện yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch có thể trực tiếp nộp hồ sơ; cơ quan; tổ chức có yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch có thể trực tiếp gửi văn bản yêu cầu tại Cơ quản quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch có thẩm quyền; gửi hồ sơ, văn bản yêu cầu qua hệ thống bưu chính.

Ủy quyền miệng cho người khác để trích lục hộ tịch có được không?

Theo Khoản 1 Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định về việc ủy quyền khi đăng ký hộ tịch như sau:
Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định (sau đây gọi là yêu cầu đăng ký hộ tịch) được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay; trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con thì không được ủy quyền cho người khác thực hiện, nhưng một bên có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền, không phải có văn bản ủy quyền của bên còn lại.
Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.
Như vậy, trong mọi trường hợp, khi ủy quyền để yêu cầu trích lục hộ tịch đều cần phải được lập thành văn bản. Tùy từng đối tượng được ủy quyền mà văn bản ủy quyền có bắt buộc phải chứng thực hay không.

Lệ phí cấp bản sao trích lục hộ tịch?

– Không quá 3.000 đồng/bản sao đối với yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch tại cấp xã;
– Không quá 8.000 đồng/bản sao đối với yêu cầu cấp bản sao Trích lục hộ tịch tại cấp huyện.
Miễn lệ phí cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời