Quy định về cải chính hộ tịch năm 2023 như thế nào?

Công dân từ khi sinh ra đến khi chết sẽ chịu sự quản lý của Nhà nước, các sự kiện liên quan đến công dân trong quá trình công dân đó sinh sống sẽ được pháp luật ghi nhận bằng việc cấp các giấy tờ chứng nhận hoặc sẽ ghi vào “sổ hộ tịch” để việc quản lý đó được diễn ra thuận tiện. Tuy nhiên sẽ có xuất hiện một số trường hợp giấy tờ xác nhận sự kiện hộ tịch của cá nhân bị sai sót vì lý do chủ quan hay khách quan nào đó, theo đó mà pháp luật quy định sẽ cho phép công dân thực hiện cải chính hộ tịch để đảm bảo quyền lợi cũng như đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của công dân. Vậy chi tiết quy định về cải chính hộ tịch như thế nào? Bạn đọc hãy cùng Luật sư Hải Phòng tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây!

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 123/2015/NĐ-CP
  • Luật Hộ tịch 2014

Quy định về cải chính hộ tịch năm 2023 như thế nào?

Hộ tịch được quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Hộ tịch 2014 là những sự kiện được pháp luật ghi nhận, để xác định tình trạng nhân thân của công dân trong suốt quá trình từ khi công dân sinh ra cho đến khi công dân chết đi;

Đăng ký hộ tịch được hiểu là việc xác định là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và thực hiện công tác quản lý về dân cư;

Trong đó nội dung đăng ký hộ tịch bao gồm các nội dung xác nhận vào Sổ hộ tịch (đăng ký khai sinh; khai tử; đăng ký kết hôn; đăng ký giám hộ; đăng ký nhận cha, mẹ, con; cải chính, thay đổi, bổ sung thông tin hộ tịch và xác định lại dân tộc của công dân) và các nội dung ghi vào Sổ hộ tịch việc thay đổi (xác định lại giới tính, cha, mẹ, con; thay đổi quốc tịch; nhận, chấm dứt việc nuôi con nuôi; công nhận việc kết hôn, giám hộ; ly hôn hoặc hủy việc kết hôn trái pháp luật; tuyên bố, hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, người bị mất hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật);

Có thể bạn quan tâm  Hướng dẫn thủ tục giành quyền nuôi con sau ly hôn năm 2022

– Cải chính hộ tịch là việc cán bộ tư pháp – hộ tịch thực hiện việc chỉnh sửa thông tin cá nhân của công dân trong Sổ hộ tịch hoặc chỉnh sửa ngay trên bản chính giấy tờ hộ tịch (quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP).

Việc thực hiện thủ tục cải chính hộ tịch chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để chứng minh có sự sai sót trong quá trình xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch ban đầu là do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc do người yêu cầu đăng ký hộ tịch khi báo các thông tin sai lệch.

Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch được quy định như thế nào?

Theo phân tích nêu trên, có thể hiểu rằng thay đổi, cải chính hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký thay đổi những thông tin hộ tịch của cá nhân khi có lý do chính đáng hoặc thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký theo quy định của pháp luật. Việc thay đổi, cải chính này cần đáp ứng điều kiện nhất định, chi tiết về điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch được quy định tại Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP như sau:

– Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.

– Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.

Quy định về cải chính hộ tịch năm 2023 như thế nào?

Xử phạt hành vi sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch

Trên thực tế hiện nay xuất hiện nhiều trường hợp sử dụng giấy tờ giả để làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch với mục đích xấu, việc này ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý hộ tịch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hành vi này sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật, chi tiết nội dung này như sau:

Có thể bạn quan tâm  Trường hợp công ty không thưởng Tết có bị xử lý không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 44 của Nghị định 82/2020/NĐ-CP, bạn có thể bị xử phạt hành chính như sau:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Cam đoan, làm chứng, sai sự thật về nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc;

b) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc;

c) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật khi làm thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi hoặc nhằm mục đích trục lợi khác.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.”

Như vậy nếu sử dụng giấy tờ giả để thay đổi, cải chính hộ tịch thì tùy trường hợp bạn có thể bị xử phạt hành chính theo quy định trên.

Thông tin liên hệ:

Luật sư Hải Phòng sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Quy định về cải chính hộ tịch năm 2023 như thế nào?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Hợp đồng cho thuê nhà đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Có thể bạn quan tâm  Quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền cải chính hộ tịch hiện nay thuộc về cơ quan nào?

– Hai cơ quan có thẩm quyền cải chính hộ tịch bao gồm:
+ Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trước đây đã đăng ký hộ tịch hoặc nơi cư trú của công dân hiện nay: thực hiện cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi;
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện: thực hiện thủ tục cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên và tại thời điểm cải chính hộ tịch đang cư trú ở trong nước.

Hồ sơ cải chính hộ tịch gồm những gì?

Người có yêu cầu cải chính hộ tịch chuẩn bị một bộ hồ sơ, trong đó bao gồm các giấy tờ và tài liệu như sau:
– Giấy tờ hộ tịch gốc (ví dụ: Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn,…);
– Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng;
– Tờ khai đăng ký cải chính hộ tịch (áp dụng theo mẫu chung được ban hành);
– Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú hoặc Giấy đăng ký tạm trú của công dân;

Cần lưu ý gì khi thực hiện cải chính hộ tịch?

– Nếu trong trường hợp nộp hồ sơ gửi qua đường bưu điện thì giấy tờ tùy thân, giấy tờ chứng minh nơi cư trú và giấy tờ chứng minh căn cứ cải chính phải là bản sao photo công chứng, chứng thực.
– Các trường hợp nội dung cải chính hộ tịch khác nhau thì thành phần hồ sơ cũng sẽ có sự khác nhau nhất định.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan