Giấy phép khai thác khoáng sản có những nội dung gì?

Giấy phép khai thác khoáng sản là một văn bản quan trọng, chỉ được cấp cho những tổ chức và cá nhân đáp ứng đầy đủ các điều kiện và nghĩa vụ được quy định. Đối với khu vực đã được thăm dò, giấy phép này mở ra cơ hội thăm dò khoáng sản một cách hợp pháp. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết là tổ chức hoặc cá nhân đó phải hoàn thành đầy đủ mọi nghĩa vụ được quy định trong giấy phép thăm dò. Cùng tìm hiểu bài viết Giấy phép khai thác khoáng sản có những nội dung gì? sau đây để hiểu thêm về loại giấy phép này

Khoáng sản là gì?

Khoáng sản là những tài nguyên tự nhiên có nguồn gốc từ đất đai, đá, khoáng vật và các nguyên tố khoáng chất khác, được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau trong đời sống con người và công nghiệp. Các loại khoáng sản bao gồm đất sét, than, quặng kim loại như sắt, đồng, vàng, bauxite, khoáng sản phi kim loại như khoáng sản công nghiệp (ví dụ như khoáng sản để sản xuất xi măng, gốm sứ), cũng như nhiều loại khoáng khác.

Tại khoản 1, khoán 5 Điều 2 Luật Khoáng sản 2010 quy định về khoáng sản như sau:

– Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ.

– Hoạt động khoáng sản bao gồm:

+ Hoạt động thăm dò khoáng sản;

+ Hoạt động khai thác khoáng sản.

Giấy phép khai thác khoáng sản có những nội dung gì?

Điều kiện cấp giấy phép khai thác khoáng sản

Việc tuân thủ mọi quy định của pháp luật là chìa khóa quan trọng, đảm bảo rằng quá trình thăm dò diễn ra một cách minh bạch và theo đúng quy định của cơ quan chức năng. Các bước thăm dò phải tuân thủ theo quy trình và tiêu chuẩn kỹ thuật, đồng thời phải được thực hiện một cách có trách nhiệm, nhằm bảo vệ môi trường và nguồn lợi khoáng sản một cách bền vững.

Có thể bạn quan tâm  Chuyển giao nghĩa vụ dân sự theo bộ luật Dân sự năm 2015

Tại khoản 2 Điều 53 Luật Khoáng sản 2010 sửa đổi 2018 quy định tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải có đủ các điều kiện sau đây:

– Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp;

Đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản

– Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

– Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.

Lưu ý: Hộ kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Khoáng sản 2010 được phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản khi có đủ điều kiện do Chính phủ quy định.

Giấy phép khai thác khoáng sản có những nội dung gì?

Tổ chức và cá nhân được cấp giấy phép khai thác khoáng sản không chỉ là người thăm dò mà còn là những người chịu trách nhiệm với cộng đồng và môi trường xung quanh. Việc duy trì cam kết về an toàn, bảo vệ môi trường và thực hiện đúng các quy định pháp luật là quan trọng để đảm bảo rằng nguồn lợi khoáng sản được khai thác một cách bền vững và mang lại lợi ích lâu dài cho tất cả các bên liên quan. Vậy Giấy phép khai thác khoáng sản có những nội dung gì?

Căn cứ theo Điều 54 Luật Khoáng sản 2010 có quy định về Giấy phép khai thác khoáng sản như sau:

Có thể bạn quan tâm  Dịch vụ chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ tại Hải Phòng nhanh chóng, uy tín

Giấy phép khai thác khoáng sản

1. Giấy phép khai thác khoáng sản phải có các nội dung chính sau đây:

a) Tên tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản;

b) Loại khoáng sản, địa điểm, diện tích khu vực khai thác khoáng sản;

Giấy phép khai thác khoáng sản có những nội dung gì?

c) Trữ lượng, công suất, phương pháp khai thác khoáng sản;

d) Thời hạn khai thác khoáng sản;

đ) Nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ khác có liên quan.

2. Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn không quá 30 năm và có thể được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm.

Trường hợp chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác thì thời hạn khai thác là thời gian còn lại của Giấy phép khai thác khoáng sản đã cấp trước đó.

Giấy phép khai thác khoáng sản phải có các nội dung chính như trên, thời hạn của giấy phép không quá 30 năm và có thể được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Giấy phép khai thác khoáng sản có những nội dung gì?” đã được Luật sư Hải Phòng giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư Hải Phòng chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới thay đổi thông tin công ty. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc cấp Giấy phép khai thác khoáng sản hiện nay?

Việc cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
Thứ nhất
Giấy phép khai thác khoáng sản chỉ được cấp ở khu vực không có tổ chức, cá nhân đang thăm dò, khai thác khoáng sản hợp pháp và không thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.
Thứ hai
Không chia cắt khu vực khoáng sản có thể đầu tư khai thác hiệu quả ở quy mô lớn để cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cho nhiều tổ chức, cá nhân khai thác ở quy mô nhỏ.

Có thể bạn quan tâm  Xử phạt tài xế vận chuyển hàng nguy hiểm mà không có giấy phép như thế nào?
Nhà nước có chính sách gì đối với khoáng sản?

Căn cứ Điều 3 Luật Chứng khoán 2010 quy định chính sách của Nhà nước về khoáng sản như sau:
Nhà nước có chiến lược, quy hoạch khoáng sản để phát triển bền vững kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh trong từng thời kỳ.
Nhà nước bảo đảm khoáng sản được bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.
Nhà nước đầu tư và tổ chức thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo chiến lược, quy hoạch khoáng sản; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển công nghệ trong công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và hoạt động khoáng sản.
Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, hợp tác với các tổ chức chuyên ngành địa chất của Nhà nước để điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.
Nhà nước đầu tư thăm dò, khai thác một số loại khoáng sản quan trọng để phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh.
Nhà nước khuyến khích dự án đầu tư khai thác khoáng sản gắn với chế biến, sử dụng khoáng sản để làm ra sản phẩm kim loại, hợp kim hoặc các sản phẩm khác có giá trị và hiệu quả kinh tế – xã hội.
Nhà nước có chính sách xuất khẩu khoáng sản trong từng thời kỳ phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững kinh tế – xã hội trên nguyên tắc ưu tiên bảo đảm nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan