Luật Sư Hải Phòng
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
SUBSCRIBE
Luật Sư Hải Phòng
  • Trang chủ
  • Bạn cần biết
No Result
View All Result
Luật Sư Hải Phòng
No Result
View All Result
Home Tư vấn

Chuyển giao nghĩa vụ dân sự theo bộ luật Dân sự năm 2015

Do Thư by Do Thư
26/01/2023
in Tư vấn
0
Chuyển giao nghĩa vụ dân sự theo bộ luật Dân sự năm 2015

Chuyển giao nghĩa vụ dân sự theo bộ luật Dân sự năm 2015

74
SHARES
1.2k
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Có thể bạn quan tâm

Điều kiện kinh doanh xăng dầu là gì?

Thủ tục đăng ký bản quyền bài hát trên Youtube năm 2023

Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/qh12 có nội dung gì nổi bật?

Sơ đồ bài viết

  1. Quy định về chuyển giao nghĩa vụ dân sự
  2. Nghĩa vụ của bên chuyển giao nghĩa vụ dân sự
  3. Bên chuyển giao yêu cầu có những quyền gì?
  4. Quy định về chuyển giao nghĩa vụ
  5. Câu hỏi thường gặp

Một trong những trách nhiệm quan trọng trong giao dịch dân sự đó chính là chuyển giao nghĩa vụ, điều này quan trọng bởi lẽ trong bất kỳ một quan hệ pháp luật nào thì các bên đều sẽ phải thực hiện nghĩa vụ và có quyền lợi. Nhưng trong trường hợp bất khả kháng, một trong các bên trong hợp đồng không thể thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình thì khi đó việc chuyển giao nghĩa vụ sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bạn hãy cùng Luật sư Hải Phòng tìm hiểu quy định về chuyển giao nghĩa vụ dân sự theo bộ luật Dân sự năm 2015 tại nội dung bài viết dưới đây nhé.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự năm 2015

Quy định về chuyển giao nghĩa vụ dân sự

Chuyển giao nghĩa vụ là sự thỏa thuận giữa bên có nghĩa vụ với người thứ ba (người thế nghĩa vụ) trên cơ sở sự đồng ý của bên mang quyền, theo đó người thế nghĩa vụ sẽ trở thành bên có nghĩa vụ mới, thực hiện nghĩa vụ trước bên mang quyền.

Chuyển giao nghĩa vụ được quy định từ Điều 365 đến Điều 371 Bộ luật dân sự 2015 số 91/2015/QH13 mới nhất áp dụng năm 2021.

Khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ, thì bên có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện đúng, trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình thì nên có nghĩa vụ có quyền yêu cầu hoặc chuyển giao yêu cầu cho bên thứ ba được gọi là bên thế quyền theo thỏa thuận.

Các trường hợp được quyền chuyển giao yêu cầu được quy định tại Điều 365 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

“Điều 365. Quyền chuyển giao yêu cầu:

1. Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thỏa thuận, trừ trường hợp sau đây:

a) Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;

b) Bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc không được chuyển giao quyền yêu cầu.

2. Khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền thì người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu. Việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.

Người chuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo bằng văn bản cho bên có nghĩa vụ biết về việc chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp bên chuyển giao quyền yêu cầu không thông báo về việc chuyển giao quyền mà phát sinh chi phí cho bên có nghĩa vụ thì bên chuyển giao quyền yêu cầu phải thanh toán chi phí này.”

Như vậy, song song với việc bên có nghĩa vụ thực hiện có quyền yêu cầu bên thứ ba là bên được thế quyền thì pháp luật đã quy định một vài trường hợp không được chuyển giao quyền yêu cầu như các trường hợp như: quyền cấp dưỡng trong quá trình giải quyết ly hôn, quyền bồi thường thiệt hại liên quan đến sức khỏe, danh dự nhân phẩm…

Chuyển giao nghĩa vụ dân sự theo bộ luật Dân sự năm 2015
Chuyển giao nghĩa vụ dân sự theo bộ luật Dân sự năm 2015

Nghĩa vụ của bên chuyển giao nghĩa vụ dân sự

Trong quan hệ chuyển giao nghĩa vụ dân sự thì bên chuyển giao có thể chuyển quyền cho người thứ ba. Người thế quyền sẽ tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ. Khi chuyển giao quyền yêu cầu, bên chuyển giao cần thông báo cho bên có nghĩa vụ biết để thực hiện đúng nghĩa vụ. Để đảm bảo được vấn đề này, bên chuyển giao cần thực hiện nghĩa vụ cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến nghĩa vụ dân sự cần thực hiện. Theo đó, bên chuyển giao cần cung cấp đầy đủ những giấy tờ liên quan, những văn bản về nội dung nghĩa vụ cần thực hiện cho bên thế quyền. Nội dung này được quy định tại điều 366 như sau:

“Điều 366. Nghĩa vụ cung cấp thông tin và chuyển giao giấy tờ

1. Người chuyển giao quyền yêu cầu phải cung cấp thông tin cần thiết, chuyển giao giấy tờ có liên quan cho người thế quyền.

2. Người chuyển giao quyền yêu cầu vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại.

Bên cạnh việc cung cấp đầy đủ thông tin và chuyển giao giấy tờ có liên quan đến nội dung nghĩa vụ chuyển giao thì bên chuyển giao quyền yêu cầu phải chuyển giao cả biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho bên thế quyền. Biện pháp bảo đảm là phương thức hỗ trợ cho bên thế quyền thực hiện được quyền được chuyển giao trong quá trình thực hiện nghĩa vụ chuyển giao. Quy định về chuyển giao quyền yêu cầu có biện pháp bảo đảm được quy định tại điều 368  Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 368. Chuyển giao quyền yêu cầu có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Trường hợp quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm thì việc chuyển giao quyền yêu cầu bao gồm cả biện pháp bảo đảm đó.

Bên chuyển giao yêu cầu có những quyền gì?

Đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ, thì bên có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện đúng nghĩa vụ đã chuyển giao. Trong trường hợp bên thế quyền vẫn không thực hiện đúng, mà có phát sinh thiệt hại xảy ra thì bên chuyển giao quyền hoàn toàn có quyền yêu cầu bên thế quyền phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại xảy ra đó. Trong trường hợp này bên chuyển giao sẽ không phải chịu trách nhiệm dân sự về những thiệt hại xảy ra cũng như trách nhiệm dân sự vì bên chuyển giao đã chuyển giao cho bên thế quyền. Vấn đề này đã được quy định cụ thể và chi tiết tại Điều 367 như sau:

Điều 367. Không chịu trách nhiệm sau khi chuyển giao quyền yêu cầu

Người chuyển giao quyền yêu cầu không phải chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ sau khi chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Ngoài ra, bên chuyển giao nghĩa vụ còn có thể từ chối việc thực hiện nghĩa vụ đối với bên thế quyền trong trường hợp bên thế quyền không thực hiện được nghĩa vụ nhưng không thông báo cho bên chuyển giao, hoặc bên thế quyền chuyển giao không đúng như đã thỏa thuận. Trong trường hợp này, bên chuyển giao được pháp luật bảo vệ để tránh trường hợp bên thế quyền không đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cũng như thực hiện nhưng không hoàn thành được lại bỏ lửng rồi chuyển lại nghĩa vụ đó cho bên chuyển giao. Điều 369 Bộ luật dân sự 2015 đã có những quy định về vấn đề này như sau:

Điều 369. Quyền từ chối của bên có nghĩa vụ

1. Trường hợp bên có nghĩa vụ không được thông báo về việc chuyển giao quyền yêu cầu và người thế quyền không chứng minh về tính xác thực của việc chuyển giao quyền yêu cầu thì bên có nghĩa vụ có quyền từ chối việc thực hiện nghĩa vụ đối với người thế quyền.

2. Trường hợp bên có nghĩa vụ do không được thông báo về việc chuyển giao quyền yêu cầu mà đã thực hiện nghĩa vụ đối với người chuyển giao quyền yêu cầu thì người thế quyền không được yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình.

Quy định về chuyển giao nghĩa vụ

Ngoài việc chuyển giao quyền yêu cầu, bên chuyển giao có thể chuyển giao nghĩa vụ nếu bên thế quyền đồng ý. Giữa hai bên có thể có những thỏa thuận riêng về vấn đề này.Việc chuyển giao nghĩa vụ được quy định tại Điều 370 trong Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 370. Chuyển giao nghĩa vụ

1. Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.

2. Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ.

Như vậy, việc chuyển giao nghĩa vụ thì chủ thể sẽ được thay đổi. Bên chuyển giao nghĩa vụ trong trường hợp này sẽ trở thành bên có nghĩa vụ. Tuy nhiên nếu muốn thực hiện việc chuyển giao nghĩa vụ thì cần tới sự đồng ý, xác nhận của bên có quyền. Trong trường hợp như nghĩa vụ đó gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ thì việc chuyển giao nghĩa vụ sẽ không thể thực hiện được.

Trong trường hợp chuyển giao nghĩa vụ cũng giống như chuyển giao quyền, việc chuyển giao nếu có biện pháp bảo đảm thì biện pháp bảo đảm đó cũng cần được chuyển giao để bên thực hiện nghĩa vụ được thực hiện một cách nhanh chóng. yêu cầu về chuyển giao nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm được quy định tại Điều 371 như sau:

Điều 371. Chuyển giao nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm

Trường hợp nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm được chuyển giao thì biện pháp bảo đảm đó chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Chuyển giao nghĩa vụ dân sự làm chấm dứt quan hệ giữa bên có nghĩa vụ ban đầu, phát sinh nghĩa vụ của người nhận chuyển giao với bên có quyền nên việc chuyển giao nghĩa vụ dân sự phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, việc chuyển giao nghĩa vụ dân sự buộc phải được sự đồng ý của bên có quyền. Bởi lẽ, khi bên có nghĩa vụ thay đổi thì bản thân bên có quyền sẽ phải quan tâm đến quyền lợi của mình thông qua việc đánh giá khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên thể nghĩa vụ.

Thứ hai, nghĩa vụ được chuyển giao phải là những nghĩa vụ có hiệu lực pháp lý và phải không thuộc những trường hợp pháp luật không cho phép chuyển giao nghĩa vụ (những nghĩa vụ gắn liền với nhân thân, nghĩa vụ đang có tranh chấp, nghĩa vụ mà pháp luật quy định hoặc các bên thỏa thuận không được chuyển giao…).

Việc chuyển giao nghĩa vụ dân sự có hiệu lực sẽ làm chấm dứt mối quan hệ pháp lý giữa bên có nghĩa vụ với bên có quyền và làm phát sinh mối quan hệ pháp lý giữa người thế nghĩa vụ với bên có quyền. Theo đó, người thế nghĩa vụ sẽ trở thành người có nghĩa vụ, phải thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ trước bên mang quyền.

Khi chuyển giao nghĩa vụ, bên đã chuyển giao không phải chịu trách nhiệm về hành vi không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của bên thế nghĩa vụ trước bên có quyền, trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Chuyển giao nghĩa vụ dân sự theo bộ luật Dân sự năm 2015” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như Thủ tục cấp lại biển số xe bị mất cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Mời bạn xem thêm:

  • Dịch vụ tư vấn thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền năm 2023
  • Dịch vụ tư vấn thủ tục khi đăng ký kết hôn tại Hải Phòng
  • Dịch vụ tư vấn thủ tục cấp trích lục khai sinh tại Hải Phòng

Câu hỏi thường gặp

Quy định pháp luật về hợp đồng như thế nào?

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Dựa vào mối quan hệ giữa các bên thì hợp đồng phân thành hai loại:
Hợp đồng song vụ
Hợp đồng đơn vụ

Hợp đồng song vụ được hiểu là như thế nào?

Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà các bên chủ thể đều có nghĩa vụ. Mỗi bên đều vừa có quyền lại vừa có nghĩa vụ. Quyền dân sự của bên này đối lập tương ứng với nghĩa vụ của chủ thể bên kia. Căn cứ khoản 1 Điều 402 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định. “Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau”.

Có phải tất cả các loại hợp đồng đều là hợp đồng song vụ hay không?

Không phải tất cả hợp đồng đều là hợp đồng song vụ. Hợp đồng dân sự được phân loại là đơn vụ hoặc song vụ. Căn cứ vào mối quan hệ quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể. Trên thực tế, số lượng hợp đồng song vụ chiếm tỷ lệ nhiều hơn đơn vụ. Ví dụ của hợp đồng đơn vụ như là: Hợp đồng tặng cho tài sản không có điều kiện; di chúc.

5/5 - (1 bình chọn)
Tags: Bên chuyển giao yêu cầu có những quyền gì?Chuyển giao nghĩa vụ dân sự theo bộ luật Dân sự năm 2015Nghĩa vụ của bên chuyển giao nghĩa vụ dân sựQuy định về chuyển giao nghĩa vụQuy định về chuyển giao nghĩa vụ dân sự
Share30Tweet19
Do Thư

Do Thư

Đề xuất cho bạn

Điều kiện kinh doanh xăng dầu là gì?

by Tình
20/03/2023
0
Điều kiện kinh doanh xăng dầu là gì?

Xin chào Luật sư Hải Phòng. Tôi tên là Minh Anh, hiện tại tôi đang có dự định mở một cửa hàng kinh doanh xăng dầu. Hiện nay...

Read more

Thủ tục đăng ký bản quyền bài hát trên Youtube năm 2023

by Tình
20/03/2023
0
Thủ tục đăng ký bản quyền bài hát trên Youtube năm 2023

Thưa Luật sư Hải Phòng. Tôi tên là Hoàng N, đến từ Thái Nguyên. Tôi là một người rất yêu thích việc đi du lịch, tôi hay chia...

Read more

Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/qh12 có nội dung gì nổi bật?

by Tình
18/03/2023
0
Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/qh12 có nội dung gì nổi bật?

Thưa Luật sư Hải Phòng. Tôi tên là Quang Huy, hiện đang sinh sống và làm việc tại Hải Phòng. Tuy không làm việc trong lĩnh vực pháp...

Read more

Những trường hợp được miễn chấp hành hình phạt năm 2023

by Tình
17/03/2023
0
Những trường hợp được miễn chấp hành hình phạt năm 2023

Xin chào Luật sư Hải Phòng. Em là Quang Huy, hiện là sinh viên năm nhất của Trường Đại học Công Đoàn. Hiện tại em có câu hỏi...

Read more

Thủ tục cấp giấy xác nhận cư trú tại Hải Phòng năm 2023

by Do Thư
16/03/2023
0
Thủ tục cấp giấy xác nhận cư trú tại Hải Phòng năm 2023

Xin chào Luật sư. Hiện nay tôi đang sinh sống và làm việc tại Hải Phòng, nay khi thực hiện một số thủ tục hành chính thì tôi...

Read more
Next Post
Dịch vụ tư vấn mẫu hợp đồng ủy quyền sử dụng logo tại Hải Phòng

Dịch vụ tư vấn mẫu hợp đồng ủy quyền sử dụng logo tại Hải Phòng

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội.

VP TP. HỒ CHÍ MINH: Số 21, Đường Số 7 CityLand Park Hills, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.

VP Bắc Giang: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang.

HOTLINE: 0833 102 102

Hãy gọi ngay cho chúng tôi để được nhận hỗ trợ về pháp lý kịp thời nhất. Quyền lợi của bạn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi, Hãy gửi yêu cầu nếu bạn cần luật sư giải quyết mọi vấn đề pháp lý của mình.

CATEGORIES

  • Biểu mẫu
  • Dịch vụ luật sư
  • Tư vấn

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.

No Result
View All Result
  • Home
  • Landing Page
  • Buy JNews
  • Support Forum
  • Contact Us

© 2022 Luật Sư X - Premium WordPress news & magazine theme by Luật Sư X.