Quy định pháp luật về xác lập quyền sở hữu đối với tài sản

Thưa Luật sư Hải Phòng. Tôi tên là Mỹ Hạnh, hiện đang sinh sống và làm việc tại Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng. Tôi đang là giáo viên tại một Trường Tiểu học, hôm qua tôi vừa được bố mẹ tôi cho một chiếc xe máy SH Mode màu đỏ. Tuy nhiên, tôi chưa tìm hiểu về pháp luật liên quan đến vấn đề này. Tôi không biết rằng bố mẹ tôi chuyển quyền sở hữu chiếc xe máy đó cho tôi theo thỏa thuận thì trường hợp đó có phải là căn cứ xác lập quyền sở hữu hay không? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư Hải Phòng. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc về “Quy định pháp luật về xác lập quyền sở hữu đối với tài sản” nêu trên cho bạn. Khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ, bạn hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline phía dưới nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015

Khái niệm về tài sản

Trong Bộ luật dân sự năm 2015 đưa ra khái niệm tài sản với tư cách là đối tượng trong giao lưu dân sự thì: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”. Đây là khái niệm mang tính liệt kê mà không có giải thích cụ thể về từng loại và dấu hiệu để xác định các loại tài sản đó trong các quy định sau trong Bộ luật dân sự.

Trên cơ sở khái niệm tại điều 105 Bộ luật dân sự về tài sản, tác giả có sự phân tích rõ hơn như sau đối với các loại tài sản:

Đối với tài sản là vật

Vật được coi là tài sản, là một bộ phận của thế giới vật chất mà tự bản chất của chúng mặc nhiên hàm chứa một giá trị sử dụng nhất định và con người có thể chiếm hữu và kiểm soát, chi phối được.

Vật trong đời sống xã hội tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, mỗi một vật có đặc tính riêng và vì vậy, công dụng, tính năng của mỗi vật luôn khác nhau. Dựa vào tính chất di dời hay không di dời được của vật thì vật được chia thành hai loại là bất động sản và động sản. Dựa vào nguồn gốc hình thành của các vật thì vật được phân thành hai loại: hoa lợi và lợi tức. Căn cứ vào sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các vật trong quá trình khai thác sử dụng thì vật được phân thành vật chính và vật phụ. Mỗi cách phân loại vật đều có ý nghĩa pháp lý và thực tế trong việc áp dụng pháp luật.

Đối với tài sản là tiền

Pháp luật Việt Nam coi tiền là một loại tài sản riêng biệt. Loại tài sản này có những đặc điểm pháp lý khác với vật. Khái niệm “quyền sử dụng” chỉ được áp dụng một cách trọn vẹn cho vật chứ không áp dụng được cho tiền. Trong pháp luật dân sự, tiền có tính năng đặc biệt (khác với vật) là khi chuyển giao tiền thì bao giờ cũng kèm theo chuyển giao quyền sở hữu, trừ trường hợp khi chuyển giao ta đặc định hóa gói tiền thông qua việc niêm phong gói tiền lại.

Đối với vật thì chúng ta có thể khai thác công dụng hữu ích từ chính vật đó (dùng nhà để ở, dùng xe máy để đi lại, dùng bút để viết,…). Còn đối với tiền thì không thể khai thác công dụng hữu ích từ chính tờ tiền hay đồng tiền xu đó. Tiền thực hiện ba chức năng chính là: công cụ thanh toán đa năn, công cụ tích lũy tài sản và công cụ định giá các loại tài sản khác.

Các vật thông thường có thể do rất nhiều chủ thể khác nhau tạo ra, còn tiền do Nhà nước độc quyền phát hành. Việc phát hành tiền được coi là một trong những biểu hiện của chủ quyền của mỗi quốc gia. Vật được xác định số lượng bằng những đơn vị đo lường thông dụng, còn tiền lại được xác định số lượng đơn vị tiền tệ cơ bản thông qua mệnh giá của nó.

Có thể bạn quan tâm  Phân biệt giữa đơn xin việc và CV xin việc

Đối với tài sản là giấy tờ có giá

“Giấy tờ có giá”: theo khoản 1 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP thì “Giấy tờ có giá bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch”.

Đặc điểm của giấy tờ có giá cho thấy đây là một đối tượng xác định được bằng tiền (chúng là tài sản) nhưng các quyền năng của người sở hữu đối với tài sản ấy có điểm khác tương đối so với các loại tài sản thông thường khác khác.

Đối với tài sản là quyền tài sản

Khái niệm về quyền tài sản có một nội hàm tương đối rộng và theo đó cần hiểu rằng không phải mọi quyền tài sản đều được coi là tài sản. Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật dân sự, Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.

Cần xác định rằng một quyền tài sản chỉ được coi là tài sản theo qui định của BLDS khi có đủ các yếu tố sau:

– Phải là quyền tài sản có thể trị giá thành một khoản tiền

– Có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự

– Bản thân quyền tài sản là đối tượng chuyển giao trong các hợp đồng dịch chuyển tài sản và quyền sở hữu tài sản (Khi chuyển giao quyền tài sản chính là việc bán quyền tài sản mà không kèm theo việc chuyển giao bất kỳ đối tượng được coi là tài sản nào khác).

Khái niệm về quyền sở hữu tài sản

Quyền sở hữu là một phạm trù pháp lí phản ánh các quan hệ sở hữu trong một chế độ sở hữu nhất định, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh những quan hệ về sở hữu trong xã hội. Các quy phạm pháp luật về sở hữu xác nhận, quy định và bảo vệ các quyền lợi của các chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản.

Với tư cách là một chế định pháp luật, quyền sở hữu chỉ ra đời khi xã hội có sự phân chia giai cấp và có nhà nước. Pháp luật về sở hữu và nhà nước có cùng một nguồn gốc và không thể tồn tại tách rời nhau, do đó nó sẽ mất đi khi không còn nhà nước.

Quyền sở hữu là quyền của duy nhất của chủ sở hữu đối với tài sản; quyền sở hữu là quyền tổng hợp của các quyền năng cụ thế đối với tài sản, đó là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt.

Theo Điều 158 Bộ luật dân sự năm 2015:

Điều 158. Quyền sở hữu

Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.

Như vậy, những chủ thể nào chỉ có được một hoặc hai quyền trên thì sẽ không được công nhận là chủ sở hữu đối với tài sản mà chỉ là chủ thể có quyền khác đối với tài sản theo như quy định của Điều 159 của Bộ luật dân sự 2015 (Quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác. Quyền khác đối với tài sản bao gồm: Quyền đối với bất động sản liền kề; Quyền hưởng dụng; Quyền bề mặt)

Quy định pháp luật về xác lập quyền sở hữu đối với tài sản

Quyền sở hữu là một trong những loại quyền mà một chủ thể chỉ có được khi xảy ra một hoặc một số sự kiện pháp lý nhất định. Những sự kiện pháp lý này được gọi là những căn cứ xác lập quyền sở hữu. Nói một cách khác, căn cứ xác lập quyền sở hữu là những tình huống trong đời sống thực tế mà theo pháp luật quy định sẽ dẫn đến phát sinh quyền sở hữu của những chủ thể cụ thể đối với một tài sản nhất định.

Có thể bạn quan tâm  Thừa kế đất đai có phải đóng thuế hay không?

Theo Điều 221 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định:

“Quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong trường hợp sau đây:

1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.

2. Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.

3. Thu hoa lợi, lợi tức.

4. Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến.

5. Được thừa kế.

6. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên.

7. Chiếm hữu, được lợi về tài sản theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

8. Trường hợp khác do luật quy định.”

Trong khoa học pháp lý, căn cứ xác lập quyền sở hữu thường được phân loại thành: căn cứ nguyên sinh và căn cứ phái sinh.

Căn cứ nguyên sinh là những căn cứ dẫn đến việc xác lập quyền sở hữu cho chủ sở hữu đầu tiên đối với tài sản. Căn cứ nguyên sinh bao gồm các trường họp xác lập quyền sở hữu sau đây:

  • Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh họp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;
  • Thu hoa lợi, lợi tức;
  • Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chể biến;

Căn cứ phái sinh là những căn cứ dẫn đến việc xác lập quyền sở hữu cho các chủ thể từ chủ thể thứ hai trở đi (tức là tài sản trước đó đã thuộc sở hữu của một chủ thể khác). Căn cứ phái sinh bao gồm các trường hợp sau đây:

  • Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác;
  • Được thừa kế.

Quyền sở hữu cũng có thể được xác lập trong những trường hợp cụ thể khác do pháp luật quy định. Tuy nhiên, các trường hợp cụ thể này đều có thể được phân loại vào một trong hai nhóm căn cứ xác lập quyền sở hữu nêu trên.

  • Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên;
  • Chiếm hữu, được lợi về tài sản theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật dân sự năm 2015.
Quy định pháp luật về xác lập quyền sở hữu đối với tài sản
Quy định pháp luật về xác lập quyền sở hữu đối với tài sản

Từ bỏ quyền sở hữu tài sản có được không?

Căn cứ theo quy định tại điều 239 bộ luật sự 2015 quy định cụ thể:

Chủ sở hữu có thể tự chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản của mình bằng cách tuyên bố công khai hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc mình từ bỏ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đó.

Đối với tài sản mà việc từ bỏ tài sản đó có thể gây hại đến trật tự, an toàn xã hội, ô nhiễm môi trường thì việc từ bỏ quyền sở hữu phải tuân theo quy định của pháp luật.”

Theo đó, chúng ta có thể thấy pháp luật đã có quy định chi tiết về từ bỏ quyền sở hữu  và căn cứ vào quy định trên, chúng ta thấy rằng từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản có thể được thực hiện dưới hai hình thức cụ thể như sau:

Có thể bạn quan tâm  Mức phạt khi mua bán pháo hoa trái phép tại Hải Phòng

Hình thức đầu tiên chúng tôi đưa ra đó chính là việc chủ sở hữu tài sản tuyên bố công khai việc từ bỏ quyền sở hữu tài sản cụ thể trường hợp này được hiểu là chủ sở hữu tuyên bố công khai với mọi người rằng mình đã từ bỏ quyền sở hữu với một tài sản mà mình có quyền sở hữu.

Ngoài ra còn hình thức đó là khi chủ sở hữu thực hiện hành vi chứng tỏ việc mình từ bỏ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đó. Đây được hiểu là việc chủ sở hữu có thể thực hiện một hành vi cụ thể để chứng minh cho mọi người thấy rằng mình đã từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản thuộc quyền sở hữu, cụ thể thông qua các hành vi như: vứt bỏ; tặng cho… tài sản thuộc quyền sở hữu của một cá nhân cụ thể.

Khi thực hiện từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản của chủ sở hữu thì quyền sở hữu tài sản không phải tuyệt đối vì nếu tài sản mà việc từ bỏ tài sản đó có thể gây hại đến trật tự, an toàn xã hội; ô nhiễm môi trường thì việc từ bỏ quyền sở hữu phải tuân theo quy định của pháp luật hiện hành.

Thông tin liên hệ:

Luật sư Hải Phòng sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề Quy định pháp luật về xác lập quyền sở hữu đối với tài sản hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Thủ tục điều chỉnh thông tin sai trên sổ bảo hiểm xã hội. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu như thế nào?

+  Quyền sở hữu đối với một tài sản chấm dứt khi tài sản đó bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, nếu pháp luật không có quy định khác.
+ Việc xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu không áp dụng đối với tài sản không thuộc diện kê biên theo quy định của pháp luật.
+  Quyền sở hữu đối với tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu chấm dứt tại thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người nhận tài sản đó.
+ Việc xử lý quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được coi là tài sản không?

Quyền sử dụng đất là quyền tài sản theo quy định tại điều 105 Bộ luật dân sự mới nhất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không được coi là tài sản. Trong quy định tại Điều 115 Bộ luật dân sự 2015, Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 đều coi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà là quyền tài sản.

Tài sản bị tịch thu có chấm dứt quyền sở hữu không?

Khi tài sản của chủ sở hữu do phạm tội, vi phạm hành chính mà bị tịch thu, sung quỹ nhà nước thì quyền sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt kể từ thời điểm bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có hiệu lực pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời