Phạm tội khi đang mang thai có phải đi tù không theo luật định?

Xin chào Luật sư Hải Phòng. Tôi là Quang Hùng, hiện đang sinh sống và làm việc tại Hải Phòng. Tôi có câu hỏi thắc mắc như sau: Em gái tôi năm nay 25 tuổi, hiện đang mang thai tháng thứ 3. Trong lúc nóng giận em tôi không tự chủ được hành vi của mình nên đã phạm tội cố ý gây thương tích cho người khác. Hiện, qua quá trình điều tra và xét xử, Tòa án kết luận em tôi bị xử phạt 01 năm tù. Vậy, Luật sư cho tôi hỏi: Đối với trường hợp em tôi khi đang mang thai như vậy thì có phải đi tù không? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Xin chân thành cảm ơn Luật sư. Cảm ơn abnj đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi. Để giải đáp cho các câu hỏi trên, trong nội dung bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu về vấn đề “Phạm tội khi đang mang thai có phải đi tù không?”.

Xác định người phạm tội như thế nào?

Trước hết, cần phân biệt rõ giữa “tội phạm” và “phạm tội”.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì tội phạm được quy định: 

“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý…”.

Theo đó, tội phạm phải có đầy đủ các yếu tố bao gồm: Hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự; người thực hiện hành vi có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại có năng lực trách nhiệm hình sự; người thực hiện hoặc pháp nhân thương mại thực hiện hành vi đó có lỗi; hành vi đó xâm phạm đến khách thể được Bộ luật hình sự bảo vệ.

Như vậy, nếu như “tội phạm” theo quy định của BLHS phải có đầy đủ các yếu tố trên, thì “phạm tội” là hành động thực hiện tội phạm, nhưng có thể do người không có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện và không bị coi là tội phạm.

Phạm tội khi đang mang thai có phải đi tù không?

Theo quy định pháp luật, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì được hoãn chấp hành hình phạt tùacho đến khi con đủ 36 tháng tuổi. Theo quy định trên, phụ nữ có thai vẫn bị áp dụng hình phạt tù nhưng sẽ được tạm hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi.

Có thể bạn quan tâm  Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/qh12 có nội dung gì nổi bật?

Tuy nhiên, sau khi con đủ 36 tháng, không thể tránh khỏi một số trường hợp người mẹ mang thai tiếp. Vậy đối với người bị kết án là phụ nữ mà sau khi bị kết án họ liên tục có thai và sinh con để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án phạt tù thì Tòa án có cho họ hoãn chấp hành hình phạt tù không?

Với câu hỏi này, tại Công văn 01/2017/GĐ-TANDTC, Tòa án nhân dân tối cao trả lời như sau: Nếu người bị kết án là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi con đủ 36 tháng tuổikhông phân biệt họ cố tình có thai; và sinh con liên tục để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án phạt tù hay không.

Như vậy, dù cố tình có thai và sinh con liên tục thì người bị kết án vẫn tiếp tục được hoãn chấp hành án phạt tù.

Phụ nữ mang thai được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Tại Bộ luật Hình sự quy định:

Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: … Người phạm tội là phụ nữ có thai…

Như vậy, người phạm tội là phụ nữ có thai sẽ được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Trong đó, Tòa án sẽ căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự; cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; nhân thân người phạm tội; các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự để quyết định hình phạt một cách chính xác nhất.

Ngoài ra, nếu người phạm tội có ít nhất 02 tình tiết giảm nhẹ; Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn (theo khoản 1 Điều 54).

Phạm tội khi đang mang thai có phải đi tù không?
Phạm tội khi đang mang thai có phải đi tù không?

Tử tù nữ mang thai có được miễn thi hành án không?

Theo quy định của pháp luật, các phạm nhân đã bị tuyên án tử hình; nếu không có quyết định mới của Tòa án phán quyết lại vụ việc; thì không có trường hợp nào phạm nhân được miễn án tử hình. Tuy nhiên, để đảm bảo nguyên tắc thi hành án tử hình là “Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và các quy định về thi hành án hình sự; bảo đảm yêu cầu chính trị, pháp luật, đối ngoại; và chính sách nhân đạo của Nhà nước trong thi hành án tử hình”, trường hợp tử tù là phụ nữ đang mang thai sẽ được hoãn thi hành án.

Có thể bạn quan tâm  Hướng dẫn soạn thảo mẫu thỏa thuận nuôi con năm 2023

Cụ thể, khoản 3 Điều 40 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 có quy định:

Điều 40. Tử hình

3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;

Tại khoản 1 Điều 81 Luật thi hành án hình sự 2019 quy định:

Điều 81. Hoãn thi hành án tử hình

1. Hội đồng thi hành án tử hình quyết định hoãn thi hành án tử hình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người bị kết án tử hình thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 của Bộ luật Hình sự;

Như vậy, trường hợp tử tù nữ mang thai thuộc điểm a khoản 1 Điều 81 Luật thi hành án hình sự 2019; nên sẽ được hoãn thi hành án tử hình; để sinh con theo quy định của pháp luật hiện hành. Sau khi sinh con sẽ tiếp tục thi hành án tử đối với phạm nhân.

Liên tục mang thai có được tiếp tục hoãn thi hành án?

Pháp luật hiện hành có những quy định nhân văn cho người phạm tội khi có thai. Thậm chí, ngay cả khi người phụ nữ phải thi hành án cố tình có thai liên tục và nuôi con nhỏ dưới 36 tháng thì họ vẫn được hưởng quyền được hoãn thi hành án. 

Công văn 01/2017/GĐ-TANDTC giải đáp vấn đề nghiệp vụ của TAND Tối cao quy định: “Nếu người bị kết án là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi, không phân biệt họ cố tình có thai và sinh con liên tục để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án phạt tù hay không”.

Bởi vậy, thời gian qua, một số phạm nhân, tội phạm nữ đã lợi dụng chính sách nhân đạo của Nhà nước về hoãn chấp hành hình phạt đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, liên tục chửa, đẻ nhằm trốn tránh việc thi hành án.

Không những vậy, có trường hợp còn tiếp tục vi vi phạm pháp luật trong thời gian được hoãn thi hành án, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự. Việc này khiến các cơ quan tiến hành tố tụng đôi khi bị rơi vào tình thế vô cùng khó xử.

Có thể bạn quan tâm  Quy định về thỏa thuận phân chia di sản thừa kế năm 2023

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về vấn đề “Phạm tội khi đang mang thai có phải đi tù không?” của Luật sư Hải Phòng. Chúng tôi hy vọng rằng những kiến thức chúng tôi chia sẽ sẽ có ích cho bạn đọc trong công việc và cuộc sống.

Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ về Sáp nhập doanh nghiệp, Thay đổi họ tên con sau khi ly hôn, Hủy việc kết hôn trái luật, Giải thể công ty, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Thành lập công ty, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Đăng ký khai sinh quá hạn, Đổi tên giấy khai sinh, Đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài, Soạn thảo mẫu hồ sơ ly hôn, Hợp đồng thuê nhà kinh doanh…. Hãy liên hệ ngay tới Luật sư Hải Phòng để được tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh nhất. Hotline:  0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp nào được miễn trách nhiệm hình sự?

Được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:
a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
b) Khi có quyết định đại xá.

Sự khoan hồng của pháp luật hình sự với phụ nữ mang thai như thế nào?

– Người phạm tội là phụ nữ có thai là một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (theo khoản 1 Điều 51)
– Không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ có thai, không thi hành án tử hình với với người bị kết án nếu là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng (theo khoản 1, 2 Điều 40);
– Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi (khoản 4 Điều 36 Bộ luật Hình sự).

Trách nhiệm của cán bộ quản lý trại giam để tử tù mang thai thế nào?

Trong thời gian giam giữ chờ thi hành án tử hình, phạm nhân nữ mang thai thì trách nhiệm đầu tiên thuộc về các cán bộ trực tiếp trông coi.
Tùy theo mức độ vi phạm, có thể bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu TNHS.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời