Đặc điểm pháp lý của hợp đồng mượn tài sản

Thưa Luật sư Hải Phòng. Tôi là Thanh Tâm, là một người hành nghề tự do. Tôi có vấn đề thắc mắc như sau: Chồng tôi có mượn của bạn một chiếc xe máy Honda màu trắng kèm giấy tờ kèm theo. Tầm khoảng ba tiếng sau, chồng tôi đã trả xe và đưa giấy tờ xe cho bạn anh ấy. Nhiều người nói rằng, khi mượn xe như vậy thì cần phải làm hợp đồng mượn tài sản. Vậy, Luật sư cho tôi hỏi, trường hợp này có phải hợp đồng mượn tài sản không? Đặc điểm pháp lý của hợp đồng mượn tài sản là gì? Quyền và nghĩa vụ của bên mượn tài sản và bên cho mượn tài sản như thế nào? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư Hải Phòng. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc nêu trên cho bạn. Khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ, bạn hãy liên hệ với chúng tôi nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật dân sự 2015

Hợp đồng mượn tài sản là gì?

Điều 494 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên; theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền; bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.

Quan hệ mượn tài sản được hình thành kể từ thời điểm chuyển giao tài sản. Sau khi các bên thỏa thuận xong nội dung cơ bản của hợp đồng nhưng chưa chuyển giao tài sản; không thể bắt buộc các bên phải thực hiện nghĩa vụ của họ.

Trong hợp đồng mượn tài sản; bên cho mượn chuyển giao tài sản của mình cho bên kia sử dụng trong một thời hạn theo thỏa thuận mà không nhận được sự đền bù nào từ bên mượn tài sản.

Do vậy, vì lợi ích của bên mượn sản nên bên cho mượn tự giác tham gia hợp đồng mà không tính toán đến lợi ích kinh tế. Sau khi bên cho mượn đã đồng ý cho bên kia mượn tài sản nhưng vì một lí do nào đó họ không chuyển giao tài sản cho bên mượn thì không thể buộc bên có tài sản phải thực hiện lời hứa của mình. Vì vậy, hợp đồng mượn tài sản là một hợp đồng thực tế.

Đối tượng của hợp đồng mượn tài sản

Tất cả những tài sản không tiêu hao đều có thể là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản.

Trong hợp đồng mượn tài sản, đối tượng của hợp đồng là một hoặc nhiều tài sản. Khái niệm tài sản cần được hiểu cụ thể là vật có thực; chiếm hữu được thực tế, vật đó có thể sử dụng đem lại lợi ích cho người mượn. Đối tượng của hợp đồng phải là vật đặc định, vật không tiêu hao. Sau khi hết hạn của hợp đồng, bên mượn phải trả lại tài sản trong tình trạng ban đầu khi mượn. Nếu làm hư hỏng, mất mát thì phải bồi thường thiệt hại.

Có thể bạn quan tâm  Thực hiện sang tên sổ đỏ có cần ký giáp ranh không?

Đặc điểm pháp lý của hợp đồng mượn tài sản

Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng không có đền bù. Bên mượn tài sản có quyền sử dụng tài sản của bên cho mượn mà không phải trả tiền sử dụng tài sản.

Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng đơn vụ. Bên cho mượn tài sản có quyền yêu cầu bên mượn trả lại tài sản mượn khi tới hạn hoặc mục đích mượn đã đạt được. Bên mượn có nghĩa vụ trả lại tài sản mượn theo yêu cầu của bên cho mượn.

Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng thực tế. Khi chuyển giao tài sản cho bên mượn là thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên

Đối tượng của hợp đồng mượn tài sản là vật đặt định không tiêu hao. Sau khi sử dụng tài sản mượn, bên mượn phải trả lại đúng tài sản đã mượn cho bên cho mượn. Nếu tài sản mượn bị mất, hư hỏng thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về bên mượn tài sản đó.

Quyền và nghĩa vụ của bên mượn tài sản và bên cho mượn tài sản

Nghĩa vụ của bên mượn tài sản

1. Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.

2. Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.

3. Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được.

4. Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.

Quyền của bên mượn tài sản

1. Được sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận.

2. Yêu cầu bên cho mượn thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn, nếu có thỏa thuận.

3. Không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên của tài sản mượn.

Nghĩa vụ của bên cho mượn tài sản

1. Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài sản, nếu có.

2. Thanh toán cho bên mượn chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản, nếu có thỏa thuận.

3. Bồi thường thiệt hại cho bên mượn nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho bên mượn biết dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn, trừ những khuyết tật mà bên mượn biết hoặc phải biết.\

Quyền của bên cho mượn tài sản

1. Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.

Có thể bạn quan tâm  Những đối tượng được miễn nghĩa vụ quân sự năm 2023

2. Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn.

3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do bên mượn gây ra.

Đặc điểm pháp lý của hợp đồng mượn tài sản
Đặc điểm pháp lý của hợp đồng mượn tài sản

So sánh hợp đồng mượn tài sản và hợp đồng tặng cho khác nhau thế nào?

Như vậy, theo những quy định đã phân tích trên, có thể thấy rằng

Theo nghĩa pháp lý, hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được. Thông thường, hợp đồng mượn tài sản được thực hiện ngay sau khi hai bên đã thoả thuận với nhau về thời gian mượn tài sản đó.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đối tượng của các hợp đồng ngày càng phát triển, đối tượng mượn tài sản không chỉ là vật cụ thể, mà còn là quyền tài sản. Ngoài ra, đối tượng của hợp đồng mượn tài sản có thể là tài sản hình thành trong tương lai như mua hoa lợi, lợi tức hay nhà chung cư đang xây dựng. Trong đó, hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại.

Do đó, phải chuyển quyền sở hữu đốì với tài sản cho bên được tặng cho. Còn bên cho mượn chuyển giao tài sản cho bên mượn, đồng thời, yêu cầu bên mượn phải trả lại tài sản trong một thời gian nhất định, phải giữ gìn và bảo quản tài sản; nếu tài sản mượn bị mất mát, hư hỏng thì bên mượn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp hợp đồng mượn tài sản không quy định thời gian trả lại tài sản thì bên cho mượn có thể yêu cầu bên mượn trả tài sản bất kỳ lúc nào nhưng phải báo trước theo quy định của pháp luật.

Đối tượng của hợp đồng mượn tài sản khác với đối tượng của hợp đồng tặng cho là tài sản cho mượn phải là vật đặc định không tiêu hao. Vì sau khi sử dụng tài sản mượn, bên mượn phải trả lại đúng tài sản đã mượn cho bên cho mượn. Song đối tượng của hợp đồng tặng cho cũng có thể là vật đặc định không tiêu hao và các loại tài sản khác, nên đốì tượng của hợp đồng tặng cho tài sản rộng lớn hơn đối tượng của hợp đồng mượn tài sản. Đồng thời, vì hợp đồng tặng cho tài sản và hợp đồng mượn tài sản đều là hợp đồng thực tế, nên tài sản hình thành trong tương lai không thể trở thành đối tượng của hai loại hợp đồng này.

Có thể bạn quan tâm  Những trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản 2022?

Thông tin liên hệ

Luật sư Hải Phòng sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Đặc điểm pháp lý của hợp đồng mượn tài sản” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là thủ tục chuyển khẩu. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Quyền của bên mượn tài sản trong hợp đồng mượn tài sản là gì?

1. Được sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận.
2. Yêu cầu bên cho mượn thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn, nếu có thỏa thuận.
3. Không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên của tài sản mượn.

Nên lập hợp đồng thuê hay mượn tài sản?

Hai loại hợp đồng này đều là hợp đồng dân sự. Khi được công chứng, chúng có giá trị pháp lý ngang nhau. Pháp luật về đất đai, nhà ở đều có những quy định chặt chẽ để đảm bảo quyền lợi cho các bên trong trường hợp cho thuê hay cho mượn nhà mà xảy ra tranh chấp.
Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa hai loại hợp đồng này là hợp đồng cho thuê là hợp đồng có đền bù (phải trả tiền) còn hợp đồng cho mượn là hợp đồng không có đền bù (không phải trả tiền).
Khi bạn cho thuê nhà, bạn sẽ nhận được một khoản tiền thuê từ bên thuê, bù lại, số tiền thuê bạn nhận được được coi là nhu nhập, lợi nhuận của bạn. Bởi vậy, bạn phải đóng thuế đối với khoản thu nhập này. Còn nếu bạn cho mượn nhà thì sẽ thuộc trường hợp ngược lại.
Như vậy, có thể ký hợp đồng thuê hay mượn tùy theo ý của mỗi , bởi đối với hai loại hợp đồng này, mức độ bảo vệ của pháp luật là như nhau. Nhưng để đảm bảo quyền lợi của bạn được bảo đảm, tránh xảy ra tranh chấp, khi làm thủ tục cho mượn hay cho thuê bạn đều phải tiến hành đầy đủ các thủ tục luật định, lập nội dung, hình thức hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật.

Hợp đồng mượn tài sản chuyển giao quyền gì?

Hợp đồng cho mượn tài sản chuyển giao quyền sử dụng của người cho mượn tài sản sang cho người mượn tài sản trong một thời hạn cho mượn nhất định.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời