Bản sao hộ khẩu có thời hạn bao lâu?

Sổ hộ khẩu có vai trò quan trọng trong việc xác định địa chỉ đăng ký thường trú của công dân cũng như đóng vai trò là một tài liệu không thể thiếu trong nhiều giao dịch pháp lý và xã hội. Được cấp phát và quản lý bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sổ hộ khẩu thể hiện sự liên kết của mỗi người với một nơi cụ thể, thể hiện mối quan hệ gia đình và địa vị trong cộng đồng. Vậy hiện nay pháp luật quy định bản sao hộ khẩu có thời hạn bao lâu?

Căn cứ pháp lý

Nghị định 23/2015/NĐ-CP

Quy định pháp luật về sổ hộ khẩu như thế nào?

Hộ khẩu là một phương pháp quản lý dân số chủ yếu dựa vào hộ gia đình. Đây là công cụ và thủ tục hành chính giúp nhà nước quản lí việc di chuyển sinh sống của công dân Việt Nam. Chế độ hộ khẩu ở Việt Nam được hình thành nhằm mục đích kiểm soát trật tự xã hội và quản lí kinh tế của đất nước. Nó chủ yếu được sử dụng ở Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam và một số các quốc gia khác.

Hệ thống này xuống một phần từ các hệ thống đăng ký hộ gia đình Trung Quốc thời cổ đại. Hệ thống đăng ký hộ khẩu cũng có ảnh hưởng tới hệ thống quản lý công dân tại các quốc gia Đông Á láng giềng như hệ thống hành chính công của Nhật Bản và Hàn Quốc, Việt Nam. Tại nhiều nước khác, Chính phủ cũng có các loại giấy tờ xác định nơi cư trú của công dân (mục đích tương tự như hộ khẩu, chỉ khác về tên gọi), như Hoa Kỳ quản lý công dân qua các “mã số công dân”, các nước EU thì đã thống nhất sử dụng “hộ chiếu EU” là sự hợp nhất bốn loại giấy tờ: hộ khẩu, hộ tịch, CMND, hộ chiếu theo cách gọi ở Việt Nam.

Cơ quan Công an là bộ phận cấp sổ hộ khẩu. Khi có sự thay đổi chỗ ở, nhân sự hay các vấn đề liên quan đến quyền lợi như phân chia ruộng đất, nhà ở, việc làm, giấy tờ… công dân phải tiến hành thay đổi hộ khẩu. Các thủ tục có thể bao gồm: Tách, nhập, khai báo tạm trú, tạm vắng…

Có thể bạn quan tâm  Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà năm 2023

Sổ hộ khẩu công chứng có tác dụng gì?

Căn cứ theo quy định tại Sổ hộ khẩu là một trong những công cụ để Nhà nước quản lý nơi cư trú của công dân.

Sổ hộ khẩu được cấp cho các nhân hoặc hộ gia đình đã đăng ký thường trú, có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.

Bản sao hộ khẩu có thời hạn bao lâu?

Trong Sổ hộ khẩu thường sẽ có các thông tin về chủ hộ, các thành viên khác (bố, mẹ, con cái, cháu chắt…của chủ hộ). Các thông tin bao gồm:

– Họ tên

– Ngày tháng năm sinh

– Giới tính

– Nghề nghiệp

– Quan hệ với chủ hộ

Sổ hộ khẩu thể hiện nơi cư trú của những cá nhân thường xuyên sinh sống ở nơi đó. Sổ hộ khẩu còn là loại giấy tờ quan trọng trong việc thực hiện các giao dịch dân sự như chuyển nhượng, mua bán đất,…

Sổ hộ khẩu còn đảm bảo thi hành án cho các trường hợp liên quan đến quyền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, đăng kí thường trú, tạm trú, chuyển hộ khẩu, tách hộ khẩu… Các thủ tục hành chính liên quan đến đăng kí kết hôn, chứng minh nhân dân, khai sinh, khai tử,… cũng cần đến hộ khẩu làm giấy tờ chứng thực.

Theo quy định của pháp luật tại Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP; giá trị pháp lý của bản sao được xác định như sau:

Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính; đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Như vậy, Sổ hộ khẩu được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch trừ trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Bản sao hộ khẩu có thời hạn bao lâu?

Cần phải khẳng định, hiện nay, chưa có văn bản nào quy định về thời hạn sử sụng của bản sao chứng thực từ bản chính hay bản sao được cấp từ sổ gốc.

Có thể bạn quan tâm  Di chúc có phải là giao dịch dân sự không theo quy định 2023?

Tại Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, giá trị pháp lý của bản sao được xác định như sau:

– Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch;

– Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch.

Tuy nhiên, trong thực tiễn, bản sao được xác định thời hạn theo thời hạn của giấy tờ được sử dụng để chứng thực, cụ thể:

– Bản sao “vô hạn”: Là bản sao được chứng thực từ các loại giấy tờ có giá trị vô hạn như bản sao được chứng thực từ bảng điểm, bằng cử nhân, bằng lái xe hạng A1, A2… có giá trị vô hạn, trừ trường hợp bản chính đã bị thu hồi, hủy bỏ.

– Bản sao “hữu hạn”: Bản sao được chứng thực từ các loại giấy tờ xác định thời hạn như Phiếu lý lịch tư pháp (6 tháng), Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (6 tháng), Chứng minh nhân dân (15 năm)… thì bản sao chỉ có giá trị sử dụng trong thời hạn bản gốc còn hạn sử dụng.

Theo đó, bản sao Sổ hộ khẩu không có thời hạn sử dụng. Song, thông thường cơ quan tiếp nhận chỉ chấp nhận bản sao chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc trong vòng 03 – 06 tháng để đảm bảo tính cập nhật, xác thực của Sổ hộ khẩu.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Bản sao hộ khẩu có thời hạn bao lâu?” đã được Luật sư Hải Phòng giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư Hải Phòng chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Ghi chú kết hôn. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Có thể bạn quan tâm  Trường hợp không cần xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Câu hỏi thường gặp

Khi nào sẽ chính thức bỏ sổ hộ khẩu?

Từ ngày 01/01/2023 sẽ chính thức bỏ Sổ hộ khẩu giấy đã cấp, những cuốn sổ đã được cấp không còn có giá trị sử dụng.

Không bỏ sổ hộ khẩu, giao dịch như thế nào?

Sổ hộ khẩu là loại giấy tờ cần thiết để đi làm nhiều thủ tục hành chính, giao dịch quan trọng, như: thủ tục đăng ký khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn; thủ tục làm sổ đỏ, chuyển nhượng quyền sử dụng đất; mua bán nhà; xác nhận tình trạng hôn nhân; ký hợp đồng thế chấp/vay ngân hàng…
Trước thời điểm sổ hộ khẩu, sổ tạm trú chính thức bị “khai tử”, nhiều người dân tỏ ra lo lắng khi những giao dịch dân sự không có sổ hộ khẩu sẽ phải thực hiện như thế nào?
Theo quy định Luật Cư trú năm 2020, kể từ thời điểm luật này có hiệu lực thi hành, mọi thông tin liên quan đến cư trú được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, được kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Khi người dân nhập hộ khẩu, xóa hộ khẩu, chuyển hộ khẩu, đăng ký tạm trú,… đều được cập nhật trên hệ thống của Cơ sở dữ liệu về cư trú, thay vì được viết tay trong cuốn sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bằng giấy như trước đây.

Sổ hộ khẩu bị thu hồi trong trường hợp nào?

Theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 26 Thông tư 55/2021 của Bộ Công an, từ ngày 1.7.2021, khi người dân đi làm các thủ tục sau mà dẫn đến thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú thì sẽ bị thu hồi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú. Cụ thể gồm 07 trường hợp sau: 
1. Thực hiện các thủ tục đăng ký thường trú. 
2. Điều chỉnh thông tin trong cơ sở dữ liệu về cư trú. 
3. Tách hộ. 
4. Xoá đăng ký thường trú. 
5. Đăng ký tạm trú. 
6. Gia hạn tạm trú. 
7. Xóa đăng ký tạm trú. 

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan