Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả mới năm 2023

Xin chào Luật sư. Trước đây tôi đã đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với sản phẩm của mình tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nay nhận được lời chào bán lại quyền tác giả này cho một người bán với mức lợi nhuận hàng năm khá cao nên tôi muốn chuyển nhượng lại quyền tác giả này. Tuy nhiên tôi không biết rằng việc thực hiện chuyển nhượng quyền tác giả này sẽ diễn ra với trình tự, thủ tục như thế nào? Và khi chuyển nhượng như vậy thì việc soạn thảo mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả ra sao? Mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp, tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư Hải Phòng. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu Trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019

Quyền tác giả là gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi, bổ sung 2009, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.

Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký (khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005). Theo đó, khi một tác phẩm được sáng tạo ra và được thể hiện dưới một hình thức nhất định thì đã phát sinh quyền tác giả.

Chuyển nhượng quyền tác giả là gì?

Chuyển nhượng quyền tác giả là việc chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật liên quan (khoản 1 Điều 45 Luật sở hữu trí tuệ).

Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả là sự thỏa thuận của các bên, theo đó, chủ sở hữu quyền tác giả sẽ chuyển nhượng một số quyền nhân thân và quyền tài sản của mình cho người khác, gọi là bên nhận chuyển nhượng.

Có thể bạn quan tâm  Mẫu hợp đồng cho người nước ngoài thuê nhà ở mới năm 2023

Đặc điểm pháp lý của hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả

Hợp đồng có đối tượng là quyền nhân thân và quyền tài sản

  • Nếu như đối tượng của hợp đồng dân sự chỉ có thể là tài sản hoặc công việc thì đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan còn có đối tượng là quyền nhân thân. Thông thường quyền nhân thân này là quyền nhân thân gắn với tài sản và theo quy định của pháp luật có thể chuyển giao được. 
  • Tuy nhiên quyền nhân thân là một đối tượng rất hạn chế và chỉ có một số quyền nhân thân nhất định được pháp luật quy định mới có thể trở thành đối tượng của hợp đồng này.

Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả là hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu

  • Khi các bên thỏa thuận chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan thì bên chuyển nhượng sẽ chuyển giao quyền sở hữu đối với quyền nhân thân và quyền tài sản cho bên được chuyển nhượng. 
  • Do đối tượng của hợp đồng là những quyền năng mang tính chất vô hình nên việc “chuyển giao” ở đây thể hiện sự chuyển giao về mặt pháp lý. Bên được chuyển nhượng sẽ được sở hữu đối với đối tượng của hợp đồng kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực hoặc kể từ thời điểm các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
  • Cũng kể từ thời điểm chuyển giao đó, bên chuyển nhượng sẽ chấm dứt tư cách chủ sở hữu đối với các quyền đã chuyển giao. Do vậy, sau khi chuyển nhượng, bên chuyển nhượng không có quyền sử dụng cũng như định đoạt các quyền năng đó.

Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả bao gồm những nội dung cơ bản nào?

Hợp đồng bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

– Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;

– Căn cứ chuyển nhượng: Là cơ sở pháp lí cần thiết mà theo đó quyền tác giả hoặc quyền liên quan được chuyển giao;

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả mới năm 2023
Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả mới năm 2023

– Giá, phương thức thanh toán: Giá cả chuyển nhượng hoàn toàn do các bên tự thoả thuận. Ngoài việc thoả thuận về giá cả thì các bên trong hợp đồng còn có thể thoả thuận về phương thức thanh toán tức là cách thức thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

– Quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết hợp đồng: Các bên có thể thoả thuận về quyền và nghĩa vụ liên quan đến đối tượng của hợp đồng, liên quan đến giá cả, phương thức thanh toán, phạm vi của hợp đồng… Quyền và nghĩa vụ được thoả thuận đặt ra là căn cứ để xác định các bên có thực hiện đúng hợp đồng hay không.

Có thể bạn quan tâm  Mẫu biên bản niêm yết công khai mới năm 2024

– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng: Khi hợp đồng phát sinh hiệu lực pháp luật sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng đó. Các bên trong hợp đồng phải tuân thủ các nội dung đã kí kết và khi có một bên vi phạm hợp đồng sẽ bị áp dụng trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng có thể là phạt vi phạm, buộc phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại hoặc các bên cũng có thể thoả thuận vừa phạt vi phạm vừa bồi thường thiệt hại.

– Ngoài các nội dung chủ yếu trên, các bên tham gia giao kết hợp đồng có thể thoả thuận về các nội dung khác như hình thức chuyển nhượng, phạm vi chuyển nhượng, điều kiện chuyển nhượng…

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả năm 2023

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download

Thủ tục chuyển nhượng quyền tác giả năm 2023

Bước 1: Chuẩn bị hợp đồng

Để chuyển nhượng quyền tác giả, các bên cần làm hợp đồng chuyển nhượng. Hợp đồng chuyển nhượng bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Tên, địa chỉ đầy đủ của các bên: bên chuyển nhượng và bên nhận quyền nhượng;
  • Căn cứ và phạm vi chuyển nhượng;
  • Giá, phương thức thanh toán;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

Thành phần hồ sơ gồm có:

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan;
  • 02 bản sao tác phẩm /bản định hình;
  • Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ (Hợp đồng chuyển nhượng);
  • Văn bản đồng ý của đồng chủ sở hữu (trường hợp quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung)
  • Giấy ủy quyền (nếu bên được chuyển nhượng ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ)

Bước 3: Nộp hồ sơ

Người nộp hồ sơ tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan – Cục Bản quyền tác giản tại Hà Nội/Văn phòng đại diện Cục Bản quyền nếu ở TP.Hồ Chí Minh, TP.Đà Năng hoặc Sở Văn hóa, thể thao và du lịch.

  • Thời hạn giải quyết hồ sơ: 15 ngày làm việc kể từ  ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lưu ý khi lập hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả

Trên đây là mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, và khi lập hợp đồng này, cả người bán lẫn người mua cần lưu ý những điều sau theo quy định tại Điều 46, Luật Sở hữu trí tuệ 2005:

Có thể bạn quan tâm  Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 mới nhất hiện hành

– Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan phải được lập thành văn bản gồm những nội dung chủ yếu sau:

+ Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;

+ Căn cứ chuyển nhượng;

+ Giá, phương thức thanh toán;

+ Quyền và nghĩa vụ của các bên;

+ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

– Việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự.

Thông tin liên hệ:

Luật sư Hải Phòng sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả mới năm 2023” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ tư vấn về mức Bồi thường thu hồi đất hiện nay. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Khi chuyển nhượng quyền tác giả cần nộp mức lệ phí là bao nhiêu?

Phí, lệ phí người nộp hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan phải nộp được quy định tại Thông tư số 29/2009/TT-BTC, theo đó các khoản lệ phí nằm trong khoảng từ 100.000 đồng – 600.000 đồng tùy thuộc vào loại hình tác phẩm đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

Điều kiện để đăng ký bảo hộ quyền tác giả là gì?

Thuộc những đối tượng được bảo hộ quyền tác giả nêu trên
Tác phẩm phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
Được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định

Quy định về hình thức hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả như thế nào?

Để bảo vệ lợi ích cho các bên cũng như khẳng định vị trí độc quyền của chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan, pháp luật quy định hình thức của loại hợp đồng này phải được lập thành văn bản. Tuỳ theo sự thoả thuận giữa các bên mà hình thức này có thể là văn bản thường hoặc văn bản có chứng nhận, chứng thực (khoản 1 Điều 46 Luật sở hữu trí tuệ 2005).

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Bài viết liên quan

Trả lời